Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Dự án Văn hóa bản địa Việt Nam trong Di sản UNESCO tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) sáng 31-3 - Clip: THẢO NGỌC
Trên sân khấu, học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu hóa thân thành đồng bào dân tộc Chăm, Thái,...với trang phục truyền thống, thực hiện các điệu múa cồng chiêng, xòe Thái,...
Bên cạnh đó, kết hợp cùng các phần thuyết trình, tương tác, tư liệu phóng sự, hình ảnh, 3 nhóm học sinh đại diện cho 3 di sản thế giới đã thành công tái hiện không gian văn hóa bản địa độc đáo.
3 di sản thế giới này có nguồn gốc từ tri thức, văn hóa bản địa như không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào các dân tộc Ê đê, Jrai, Ba Na, Mạ, Lặc; nghệ thuật xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc; nghề làm gốm của người Chăm vùng Bình Thuận, Ninh Thuận.
Các phần trình diễn là thành quả từ việc thu thập thông tin, xây dựng báo cáo, tập luyện và tái hiện di sản của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô trong tổ địa lý.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nhóm 1 - Ảnh: THẢO NGỌC
Nguyễn Như Bảo Ngọc (lớp 11B9, nhóm trưởng nhóm 1) cho biết cả nhóm cùng tập điệu múa cồng chiêng trong 1 tuần qua. Khi tiếp xúc với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ngọc cảm thấy rất mới mẻ, đặc sắc.
"Thông qua hoạt động này, tụi mình có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về trang phục, phong tục, văn hóa của một số dân tộc. Từ đó tụi mình cảm nhận được nét đặc trưng của mỗi dân tộc đã góp phần tạo nên một vẻ đẹp chung cho nước ta như thế nào", Bảo Ngọc chia sẻ.
Nhảy xòe Thái và diện trang phục của dân tộc Thái - Ảnh: THẢO NGỌC
Cô Trần Thị Thơm (hiệu trưởng nhà trường) cùng các giáo viên hòa chung điệu nhảy xòe Thái cùng nhóm 3 - Ảnh: THẢO NGỌC
Dự án Văn hóa bản địa Việt Nam trong di sản UNESCO thuộc chuyên đề học tập Một số vấn đề du lịch thế giới do tổ địa lý của Trường THPT Phan Đăng Lưu tổ chức trong khoảng 3 tháng qua.
Dự án là phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực, phẩm chất, tăng tính chủ động sáng tạo của học sinh, dạy học theo hướng nghiên cứu bài học,…
Học sinh xung phong và trả lời câu hỏi trong phần đố vui khởi động do thầy Cầu phụ trách - Ảnh: THẢO NGỌC
Theo quan sát của thầy Lộc Trọng Cầu (giáo viên địa lý, phụ trách dự án), những bạn tham gia dự án (6 lớp thuộc khối 10 và 11) đa phần đều là lần đầu trải nghiệm nét văn hóa mới nên rất thích thú và háo hức khi tham gia hoạt động. Việc tái hiện các không gian văn hóa ngay trong nhà trường cũng là thành công của dự án.
"Thầy cô mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn văn hóa đặc sắc của Việt Nam đến với các bạn trẻ và tạo cơ hội cho các bạn trải nghiệm các nghề nghiệp như truyền thông, du lịch và lữ hành,... qua dự án này", thầy Cầu nhấn mạnh.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận