Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trong nhiều năm qua, lễ khai giảng năm học mới được quy định thống nhất trên cả nước, diễn ra vào sáng 5-9.
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng năm học mới được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, ý nghĩa mang đến cho thầy, trò cả nước tâm thế vui tươi bước vào năm học mới.
Các nhà trường đều tổ chức lễ đón học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10), lễ chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và nghe đọc thư của chủ tịch nước gửi ngành giáo dục.
Sau phần nghi lễ, nhiều nhà trường tổ chức các hoạt động đa dạng gắn với các chủ đề của năm học, hoặc hướng tới những thông điệp cụ thể nằm trong chương trình hành động xuyên suốt năm học.
Năm học 2023-2024 là năm thứ tư triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là năm đầu tiên chương trình mới được triển khai ở các lớp 4, 8, 11. Tuy vậy, các nhà trường vẫn phải song song thực hiện cả hai chương trình (còn các lớp 5, 9, 12 tiếp tục học chương trình giáo dục 2006).
Các nhà trường phải tiếp tục vượt qua khó khăn, bổ sung các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm triển khai chương trình mới hiệu quả, chất lượng hơn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định năm học 2023-2024 phải gia tăng nhiều hơn sự năng động, sáng tạo ở tất cả các khâu của hoạt động giáo dục trong các nhà trường.
Trong đó vai trò chủ chốt là các thầy giáo, cô giáo. Sự nỗ lực, vượt khó của các thầy cô giáo là nhân tố quyết định trong việc hướng đến mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Tại Hà Nội, hơn 2,2 triệu học sinh mầm non, phổ thông bước vào năm học mới 2023-2024, Lễ khai giảng năm hoc mới được sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thống nhất chỉ gói gọn trong 60 phút. Các bài diễn văn của hiệu trưởng cũng được rút ngắn, giảm bớt phần báo cáo thành tích, nhấn mạnh đến các chủ đề, thông điệp mà nhà trường muốn trao gửi đến các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh và học sinh.
Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chọn chủ đề "Dẫn dắt sự thay đổi" để nhắc nhở cán bộ, giáo viên, học sinh thay đổi từ nhận thức, tới hành vi, thái độ tạo nên sự thay đổi trong cách dạy, cách học. Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) nêu quyết tâm "Sáng rõ mục tiêu - thêm nhiều động lực" bằng cách khích lệ học sinh đăng ký các mục tiêu cá nhân của mình ngay tại lễ khai giảng năm học mới.
Trường Marie Curie (Hà Nội) chọn chủ đề: Người trẻ với slogan được trên phông chính của sân khấu lễ khai giảng và trên các băng-rôn "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay".
Bài phát biểu tại lễ khai mạc của thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng trường này cũng rất lạ, không hề có phần báo cáo thành tích mà bắt đầu bằng câu "Người trẻ, các bạn đang ở đâu? Các bạn phải làm gì?".
Ông nhắc đến các cuộc cách mạng làm thay đổi thế giới của thế kỷ 18,19, 20 và công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21 rồi nhắn nhủ học sinh "Công nghệ 4.0 tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi người trẻ phải tích cực học tập và áp dụng công nghệ mới. Năm học mới bắt đầu, NGƯỜI TRẺ Marie Curie đã biết mình ở đâu, biết mình phải làm gì và làm như thế nào?".
Một số trường nhân dịp lễ khai giảng cũng nhấn mạnh các chủ đề năm học mới như "sự biết ơn", "hạnh phúc", "Hợp tác"… được thể hiện qua các hoạt động ngay sau phần lễ của ngày khai trường.
Có những trường tổ chức để học sinh lớp cuối cấp (lớp 5, 9, 12) tặng hoa cho học sinh mới (lớp 1, 6, 10), vinh danh những học sinh ưu tú, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, hay chia sẻ các câu chuyện, việc làm cảm động của thầy cô giáo, học sinh nhằm lan tỏa năng lượng tích cực vào ngày khai giảng năm học mới.
Do ảnh hưởng của bão số 3 nên sáng nay 5-9, TP Phú Quốc, Kiên Giang trời mưa, vì vậy hầu hết các trường trên địa bàn không thể tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
Tại xã đảo Thổ Châu - xã xa đất liền nhất của tỉnh Kiên Giang, nơi có cột mốc A1 trên biển - phụ huynh vẫn đưa học sinh tới trường dù mưa. Dù vậy, các cháu nhỏ ở xã đảo này không hưởng được niềm vui ngày khai giảng do trời mưa lớn.
Riêng tại Trường THPT An Thới, tranh thủ trời ngớt mưa, nhà trường đã tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ trong 30 phút với nội dung đọc thư của chủ tịch nước và đánh trống khai trường. Sau đó thầy cô và đại biểu tham dự buổi tọa đàm tại hội trường, nhường sân khấu lại cho các em học sinh "quẩy" trong mưa.
Trong khi đó một số điểm trường ở huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang che rạp cho học sinh dự lễ khai giảng năm học mới. Một số trường tổ chức lễ khai giảng trong hội trường. "Lễ khai giảng đặc biệt này em cảm thấy rất ấm áp. Ngồi dự lễ trong lớp, em và các bạn vẫn nghe thầy cô phổ biến hết những nhiệm vụ trong năm học mới này", Lê Nguyên Thứ, học sinh Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Kiên Giang, cho biết.
Theo ông Nguyễn Lưu Trung - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, mấy ngày trước đây do ảnh hưởng thời tiết xấu nên lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cũng xuống kiểm tra và triển khai nhiều phương án làm lễ khai giảng năm học 2023-2024, trong đó có phương án khai giảng ở hội trường của trường. "Lễ khai giảng ngắn gọn nhưng vẫn ấm áp không khí ngày đầu đến trường của các em học sinh", ông Trung nói.
Tại Cà Mau, dù trời mưa lớn từ đêm đến sáng, thầy và trò Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm, xã Khánh An, huyện U Minh vẫn đến tham dự lễ khai giảng đầy đủ. Trường có 240 học sinh với 4 lớp, là trường vùng xa của tỉnh với đa phần các học sinh sống trên khu vực lâm phần rừng tràm. "Thời tiết hôm nay không thuận lợi, trường không có mái che mưa nên tổ chức cho các em học sinh ngồi trong lớp và hành lang trường để nghe khai giảng", thầy Lê Văn Ngơi, hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Sáng 5-9, Trường tiểu học Rạch Già (Bình Chánh) tổ chức lễ khánh thành và khai giảng năm học. Tham dự có chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Đây là một trong những ngôi trường xây mới, được đưa vào sử dụng tại TP.HCM trong năm học 2023-2024, góp phần giảm sức "nóng" của tình trạng thiếu phòng học trên địa bàn thành phố.
Trường tiểu học Rạch Già thuộc xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, nằm ở vùng rìa TP.HCM, giáp với tỉnh Long An. Trường có tổng mức đầu tư gần 131 tỉ đồng.
Với diện tích hơn 11.000m2, trường là nơi học tập của hơn 770 học sinh thuộc 23 lớp, với 30 phòng học, 8 phòng bộ môn, 20 phòng chức năng, hội trường rộng hơn 300m2, nhà ăn bán trú... Khu thư viện của nhà trường được tích hợp dữ liệu số.
Ngoài Trường tiểu học Rạch Già, huyện Bình Chánh cũng đưa vào sử dụng các ngôi trường mới cho năm học 2023-2024, gồm Trường THCS Trung Sơn, Trường Mầm non Bình Hưng, Trường Tiểu học Tân Túc...
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận