Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Terrarium (hay được gọi là cây trồng trong chậu thủy tinh) là một mô hình sinh thái thu nhỏ. Gần đây Terrarium thu hút teen trở lại với nhiều điểm mới. Terrarium được chia thành nhiều thể loại, hình dáng và độ khép kín khác nhau nhưng thường được phân hai loại chính là Terrarium mở và Terrarium kín.
Trong khi Terrarium mở có khoảng trống để không khí lưu thông với bên ngoài thì Terrarium kín là hệ sinh thái tuần hoàn khép kín trong chậu.
Trước đây người chơi Terrarium thường trồng các loại rêu, dương xỉ, sen đá hay xương rồng để tạo hệ sinh thái. Nhưng gần đây người chơi có thể thiết kế thêm mô hình nhà ở, con vật, côn trùng... Ban cũng có thể lắp đặt hệ thống đèn led để tạo hiệu ứng cho khu vườn mini của mình.
Các mẫu mã, hình dáng bình trồng Terrarium ngày càng đa đạng và chuyên dụng.
Cùng với đó là nhiều dòng cây lạ được nhập khẩu như bẫy kẹp, gọng vó, pilea involucrata, cỏ mây, quyển bá... tạo thêm màu sắc mới cho mỗi sản phẩm.
Bạn Phùng Thị Cẩm Tuyên (21 tuổi, Đà Nẵng) chia sẻ: “Mình bắt đầu theo đuổi bộ môn này từ năm 2021 khi nghỉ dịch ở nhà.
Terrarium của mình sẽ làm theo chủ đề tái hiện lại các địa phương như sông nước miền Tây, tháp Eiffel, Phượng Hoàng Cổ Trấn...”.
Những ai yêu thích lĩnh vực sinh học, thiên nhiên sẽ rất phù hợp để trồng một chậu Terrarium. Chơi Terrarium giúp bạn học thêm cách pha trộn đất kết dính, dán rêu, điều chỉnh bố cục và độ dày của đất...
Đã có 4 năm kinh nghiệm chơi Terrarium, anh Lê Quốc Nghĩa (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ: “Đối với mình bộ môn này không khó nhưng cần có sự tỉ mỉ và tích lũy kinh nghiệm.
Một trong những điều mình thấy thú vị là bước dán rêu. Đặt rêu nên để phần màu vàng tiếp xúc trực tiếp với đất và không để lộ ra ngoài. Sau khi dán rêu xong, nhìn tổng thể chỉ thấy một màu xanh lá là thành công. Bước này cần tỉ mỉ thì thành phẩm mới đều và đẹp”.
Anh Quốc Nghĩa cho biết thêm Terrarium có thể dùng trang trí bàn làm việc, kệ sách hoặc làm quà tặng. Nên bảo quản thành phẩm trong môi trường thoáng mát, có thể sử dụng đèn để cây quang hợp.
Canh thời gian tưới nước phù hợp khoảng một hai tuần, không tưới quá nhiều dễ gây úng và chết cây. Trong quá trình chăm sóc, teen có thể sử dụng nhíp loại bỏ cây hư hỏng và thay bằng cây mới.
Bạn Trần Duy Khang (17 tuổi, Bến Tre) cho biết, để tiết kiệm cậu bạn tận dụng các vật phẩm nông nghiệp có sẵn để làm giá thể như xơ dừa, rơm. Duy Khang tìm rêu quanh nhà và cậu bạn còn thử dùng hạt thanh long để trồng vào lọ và nhận được kết quả khá đẹp.
Duy Khang cũng chọn cách tái chế lại chai thủy tinh đã qua sử dụng thay vì mua bình thủy tinh mới.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận