Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hỏi: Mình có kinh nguyệt không đều, mỗi lần đến kỳ, lượng máu kinh của mình rất nhiều, đau khủng khiếp. Đã vậy mình còn bị tiêu chảy, nôn ói nữa chứ. Cứ mỗi lần nghĩ đến kỳ kinh sau là mình lại ám ảnh. Có cách nào dịu cơn đau không ạ?
Cát Tường (Quận 3, TP. HCM)
Đáp: Đau bụng là kết quả tự nhiên khi tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài, dưới sự kiểm soát của hormone prostaglandin. Đa phần những cơn đau bụng kinh thường vừa phải.
Tuy nhiên, nhiều bạn lại bị đau khủng khiếp, nguyên nhân là do lỗi lạm tiết prostaglandin hoặc tệ hơn do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu... Hệ tiêu hóa cũng chào thua trước prostaglandin nên tiêu chảy, nôn ói hay đi kèm đau bụng kinh.
Trước tiên, bạn làm dịu cơn đau bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn (nằm nghiêng, độn gối dưới bụng hoặc co chân), uống nước ấm, chườm ấm và massage bụng (theo chiều kim đồng hồ), hít thở sâu và uống thuốc giảm đau nếu cần.
Nếu đau bụng lành tính thì từng đó chiêu sẽ giúp giảm bớt. Ngược lại, bạn cần đi khám bởi cơn đau không còn thuộc về kỳ “đèn đỏ” mà là một căn bệnh ẩn náu nào đó.
Hỏi: Vào kỳ “đèn đỏ”, kinh của mình thường có cục máu đông khá to. Mình rất lo, không biết có sao không?
Hiền Nhi (Tiền Giang)
Đáp: Để hành kinh thuận lợi, cơ thể phải dùng chất chống đông làm loãng máu kinh. Do vậy, sự xuất hiện của cục máu đông đa phần do lượng kinh quá nhiều khiến công tác chống đông làm không xuể.
Tóm lại, nếu chỉ đôi ba cục máu đông nhỏ thì không đáng lo. Chỉ khi chúng có vẻ quá khổ (>2,5cm), lộ mặt thường xuyên kèm triệu chứng rong kinh (kéo dài), cường kinh (quá nhiều) thì nên xin một cái hẹn với bác sĩ.
Song song đó, bạn cần làm ít việc giúp giảm bớt lượng kinh bằng cách giảm cân, thể dục, kiêng cà phê, rượu, đồ mặn - ngọt và bù đắp phần nào thất thoát máu kinh.
Hỏi: Kỳ kinh của mình rất thưa, và mỗi kỳ thường đau kinh khủng. Mình nghe nói như thế sẽ khó có con khi lập gia đình sau này?
Khả Tú (Bình Dương)
Đáp: Kinh thưa (chu kỳ kinh quá 35 ngày) có thể chỉ là cái kết thường tình của căng thẳng, rối loạn nội tiết. Đây cũng là sự lộn xộn thường tình trong giai đoạn mới bị, kỳ kinh nguyệt hãy còn bỡ ngỡ. Tuy vậy, cũng không nên xem thường bởi đó có thể là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Theo đó, nếu kinh thưa kéo dài thành lệ thì nên nghĩ đến PCOS. Lúc này, bạn cần một cuộc thăm khám chuyên môn cùng bác sĩ.
Kinh thưa có "dây mơ rễ má" đến buồng trứng nên có thể để lại "di chứng" về sinh nở, tất nhiên còn tùy nặng nhẹ. Tuy nhiên, trong 2 năm (kể từ kỳ kinh đầu đời) là quãng thời gian mà nguyện san hãy còn thất thường. nhớ lưu ý mốc thời gian này để kiểm tra kỳ kinh của mình nhé.
Hỏi: Mỗi lần đến kỳ “đèn đỏ”, mình bị mất máu khá nhiều. Mình có cần bù máu vào những ngày kinh không?
Như Quỳnh (TP.HCM)
Đáp: Mất thì phải bù nhưng phải tùy kỳ kinh mà tính cách và lượng bù cho phù hợp, tránh bù thiếu hoặc bù lố. Muốn rõ thì cần cân đo trực tiếp hoặc gián tiếp (qua số băng vệ sinh, cục máu đông, mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt). Xét nghiệm máu nếu cần đếm tận tay lượng sắt mất mát.
Bù ở đây là đền bù sắt, hiếm khi phải truyền máu. Đa phần việc này có thể thực hiện trên bàn ăn với các loại thực phẩm giàu sắt (thịt đỏ, cá, rau lá xanh đậm, đậu, các loại hạt...), cùng chế độ hồi sức do mất máu (đạm, hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt), vitamin C (tăng miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt).
Ngoài ăn uống, bạn có thể bù sắt bằng viên uống, thuốc tiêm, miếng dán... nhưng phải được bác sĩ gật đầu. Bạn không nên tự ý bởi sự nguy hại do lạm dụng bù sắt đáng ngại hơn nhiều so với việc mất máu kinh nguyệt.
Hỏi: Nguyệt san của mình không đỏ mà có màu nâu nâu, đen đen. Có gì bất thường không?
Hoàng Yến (Cần Thơ)
Đáp: Màu sắc là chỉ điểm để nhận diện kỳ kinh bất thường. Tuy vậy, màu nâu đen của nguyệt san đa phần chỉ nói lên rằng đó là chỗ máu cũ lưu lại trong tử cung hơi lâu trước khi ra ngoài mà thôi. Bởi vậy, máu kinh thường đổi màu vào đầu hoặc cuối kỳ.
Suy ra nếu không phải đầu, cuối mà nguyệt san nâu đen cả kỳ kinh, nhất là kèm thêm đau bụng dữ dội, mùi hôi, chảy máu giữa kỳ... thì phải hỏi thăm bác sĩ. Đó có thể là “màu” của một rối loạn nội tiết, u xơ/polyp/viêm nội mạc tử cung, một dị tật tử cung (chẳng hạn tử cung gập)...
Nếu chỉ màu máu cũ thì cứ lờ đi hoặc có thể can thiệp bằng cách uống đủ nước (giúp thải nhanh nguyệt san), thể dục nhẹ nhàng, chườm ấm bụng, chế độ ăn giàu sắt, tăng cường vệ sinh vùng kín (ứ đọng dễ sinh viêm nhiễm)...
Lưu ý là bạn nên tránh các sản phẩm chứa hóa chất mạnh, bởi vùng kín lúc này đang giai đoạn nhạy cảm.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận