Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Say nắng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ cao (trên 40 độ C), thường kết hợp với mất nước. Hậu quả của tình trạng này sẽ làm hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, gây ra những rối loạn hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn…
Vì sao lại say nắng?
Nguyên nhân dẫn đến say nắng là do bạn tiếp xúc liên tục với nhiệt độ cao. Hoặc bạn tham gia các hoạt động thể lực quá mức, gắng sức ở nhiệt độ cao. Tình trạng này phổ biến nhất trong những tháng mùa hè.
Say nắng cần điều trị khẩn cấp. Say nắng không được điều trị có thể nhanh chóng làm tổn thương não, tim, thận và cơ bắp, thậm chí tử vong.
* Nhiệt độ cơ thể cao: dấu hiệu chính của say nắng là cơ thể bạn có nhiệt độ từ 40 độ C trở lên.
* Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi: Lú lẫn, kích động, nói lắp, mê sảng, co giật, hôn mê...
* Thay đổi bài tiết mồ hôi: Khi bị say nắng do thời tiết nóng bức, da có cảm giác nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong cơn say nắng do tập thể dục gắng sức, da có thể cảm thấy khô hoặc hơi ẩm.
* Buồn nôn, ói mửa.
* Chóng mặt, choáng váng.
* Da ửng đỏ.
* Thở nhanh: Hơi thở trở nên nhanh và nông.
* Nhịp tim nhanh.
* Đau đầu.
Nếu bạn cho rằng một người có thể đang bị say nắng, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Trong khi chờ cấp cứu, bạn cần thực hiện ngay việc làm mát người bị say nắng bằng các bước sau:
* Đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc vào trong nhà.
* Cởi bỏ quần áo không cần thiết.
* Làm mát người say nắng bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn. Chẳng hạn cho nạn nhân vào bồn nước mát hoặc xịt vòi sen mát, lau bằng nước mát, quạt phun sương. Ngoài ra, bạn có thể đặt túi nước đá hoặc khăn ướt, lạnh lên cơ thể người đó như vùng đầu, cổ, nách và háng…
* Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng, tránh mặc nhiều lớp quần áo hoặc quần áo bó sát sẽ làm cơ thể không hạ nhiệt đúng cách.
* Bảo vệ cơ thể khỏi bị cháy nắng: Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng tự làm mát của cơ thể. Vì vậy, bạn nên bảo vệ bản thân khi ở ngoài trời bằng nón rộng vành và kính râm. Nếu phải đi lâu ngoài nắng, bạn sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 15. Thoa nhiều kem chống nắng và bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hay bị đổ mồ hôi.
* Uống nhiều nước: Giữ đủ nước sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
* Hoạt động nhẹ nhàng trong những thời điểm nóng nhất trong ngày: Nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng bức, hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ. Ngoài ra, bạn cố gắng lên lịch tập thể dục hoặc hoạt động thể chất vào thời điểm mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc buổi tối.
* Làm quen dần: Hạn chế thời gian làm việc hoặc tập thể dục dưới trời nóng cho đến khi bạn quen dần với việc đó. Việc này có thể mất vài tuần để cơ thể bạn thích nghi với thời tiết nóng bức.
Lưu ý thêm nè! Nếu bạn tham gia một sự kiện hoặc hoạt động thể thao vất vả trong thời tiết nóng bức, hãy đảm bảo nơi đó có sẵn dịch vụ y tế trong trường hợp khẩn cấp về nhiệt.
ThS. Bác sĩ CHÂU TỐ UYÊN (Bệnh viện Nhi Đồng 1)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận