Thứ bảy, 25/05/2024 17:00 (GMT+7)

Mụn trứng cá có thể gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của các teen, nhưng nếu biết cách chăm sóc da, chúng mình không phải lo lắng lắm đâu!

Mụn trứng cá có đáng sợ không?- Ảnh 1.

Mụn vừa làm người ta ngứa ngáy, vừa làm mất đi bao nhiêu vẻ đẹp trai

Mụn trứng cá có chi đâu mà sợ?

Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến, một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Trên thực tế, khoảng 85% người bị mụn trứng cá khi ở tuổi dậy thì.

Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến nhiều nơi trên cơ thể. Trong đó bao gồm mặt, cổ, vai, lưng trên và ngực.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì từ đâu nhỉ?

Các nang lông (lỗ chân lông) trên da chứa tuyến dầu, gọi là tuyến bã nhờn sản xuất ra chất dầu, gọi là bã nhờn, giúp bôi trơn, làm ẩm tóc và da. Nhưng những thay đổi ở tuổi dậy thì có thể dẫn đến mụn trứng cá:

* Nhiều dầu hơn = lỗ chân lông bị tắc. Mức độ hormone tăng lên trong những năm thiếu niên dẫn đến sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Điều này có thể khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

* Dẫn đến việc vi khuẩn C. Acnes - một loại vi khuẩn bình thường tồn tại trên da khỏe mạnh trở nên hoạt động nhiều hơn do chúng thích hút hết lượng dầu thừa này và bắt đầu nhân lên, gây mẩn đỏ và kích ứng da.

Đây là 4 loại mụn trứng cá chính

- Mụn đầu đen là “mụn trứng cá hở”, hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa. Dạng mụn này do lỗ chân lông hở nên tạo điều kiện cho bụi bẩn bám lại (hoặc do không được loại bỏ sau mỗi lần rửa mặt) kết hợp với việc nhân mụn bị oxy hóa nên chuyển thành màu đen. 

Trong thời gian ngắn dạng mụn này không gây đau nhức hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên về lâu dài, nếu không được xử lý da sẽ dễ bị viêm và nhiễm khuẩn.

- Mụn đầu trắng là “mụn trứng cá kín”, hình thành do lỗ chân lông bị tắc bởi dầu thừa. Mụn không nhô cao lên bề mặt da nhưng sờ vào sẽ thấy cứng và gồ ghề hơn bình thường. 

Đầu mụn màu trắng, nhân màu vàng cứng chứa bã nhờn và tế bào chết không được đào thải nên tích tụ lại ở lỗ chân lông.

- Mụn đỏ là những vết sưng đỏ hình thành khi lượng dầu thừa và vi khuẩn C. Acnes kết hợp làm tắc nghẽn lỗ chân lông sâu hơn trên da. Đôi khi vi khuẩn tạo ra mủ và vết sưng đỏ trở thành mụn mủ.

- Mụn bọc là những nốt mụn lớn hơn và thường gây đau, tổn thương đến các lớp sâu hơn của da. Đây là trường hợp dễ để lại sẹo nhất.

Vết thâm mụn và sẹo do đâu?

Nếu không điều trị, mụn mất khoảng hai tháng để phát triển toàn bộ chu kỳ của nó, từ nốt nhỏ đến mụn trưởng thành và sau đó biến mất.

Sau khi mụn biến mất, chúng thường để lại vết thâm đỏ hoặc nâu và thậm chí còn lâu mờ hơn. Những dấu hiệu này được gọi là sự đổi màu sau viêm. 

Đây có thể là một trong những điều gây khó chịu nhất của mụn đối với nhiều người, nhưng vết thâm mụn sẽ mờ dần theo thời gian.

Một số mụn để lại sẹo. Đây là những vết lõm trên da và có thể tồn tại vĩnh viễn. Nếu nhận thấy loại vết sẹo này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách điều trị để ngăn chặn hình thành nhiều vết sẹo hơn.

Điều gì có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tệ hơn?

• Hormone (Nội tiết tố): Hormone sinh dục tăng cao ở tuổi dậy thì khiến da sản xuất nhiều dầu hơn. Từ đó dẫn đến mụn trứng cá. Mụn trứng cá cũng có thể bùng phát do sự gia tăng hormone sinh dục xảy ra ngay trước kỳ kinh nguyệt.

• Chế độ ăn: Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ tốt hơn cho làn da cũng như sức khỏe của các cơ quan khác trong cơ thể. Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate đơn giản có thể góp phần gây ra mụn trứng cá nhiều hơn.

• Sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm: Một số sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chăm sóc da gốc dầu có thể dẫn đến mụn trứng cá nếu chúng làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

• Căng thẳng: Mặc dù căng thẳng không gây ra mụn trứng cá nhưng có mối liên hệ gây tình trạng mụn nặng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi dậy thì có xu hướng bị mụn trứng cá nặng hơn khi học tập căng thẳng. 

Tập thể dục thường xuyên, ngủ ngon sẽ giúp bạn giảm stress và làm tình trạng mụn trở nên nhẹ hơn.

Mụn trứng cá có đáng sợ không?- Ảnh 3.

Tập thể dục thường xuyên, ngủ ngon giúp bạn giảm stress và làm tình trạng mụn nhẹ hơn. - Tranh minh họa thực hiện bằng AI

Làm gì để ngăn ngừa mụn trứng cá?

1. Rửa mặt hai lần một ngày (không nhiều hơn) bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ dành cho người bị mụn trứng cá, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Nhẹ nhàng massage mặt của bạn với chuyển động tròn, tránh chà xát mạnh hoặc dùng các hạt.

2. Đừng chà xát da bằng vải thô hoặc bàn chải vì điều này gây kích ứng da thêm. Hãy nhớ rằng mụn trứng cá không phải do bụi bẩn trên da mà là do dầu thừa kết hợp với vi khuẩn bên trong da. 

Vì vậy, nó không thể được chà sạch. Việc chà xát da sẽ dẫn đến khô, kích ứng da, làm cho tình trạng mụn tồi tệ hơn.

3. Tránh véo, bóp hoặc nặn mụn: Động tác sờ chạm da có thể làm cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng dẫn đến nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. 

Tránh dùng ngón tay chạm vào mặt hoặc tựa mặt vào đồ vật tích tụ bã nhờn và cặn trên da như điện thoại. 

Chạm vào mặt có thể làm lây lan vi khuẩn khiến lỗ chân lông bị viêm và kích ứng. Để ngăn chặn vi khuẩn, hãy rửa tay trước khi thoa bất cứ thứ gì lên mặt, chẳng hạn như kem điều trị hoặc đồ trang điểm.

4. Hãy lau chùi kính thường xuyên nếu bạn đeo nó. Điều này sẽ giữ dầu không làm tắc nghẽn lỗ chân lông quanh mắt và mũi.

5. Nếu bạn bị nổi mụn trên cơ thể, hãy cố gắng không mặc quần áo bó sát vì không cho da thở và có thể gây kích ứng da. Khăn quàng cổ, băng đô và nón lưỡi trai cũng có thể bám bụi bẩn và dầu.

6. Tẩy trang trước khi đi ngủ. Khi mua đồ trang điểm, hãy đảm bảo bạn chọn nhãn hiệu có ghi “noncomedogenic” (không gây mụn) hoặc “nonacnegenic” (không sinh mụn) trên nhãn. Vứt bỏ đồ trang điểm cũ có mùi hoặc trông khác so với ban đầu bạn mua.

7. Giữ tóc sạch và hạn chế tóc dính vào mặt để ngăn bụi bẩn và dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

8. Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Tắm nắng quá nhiều lúc trời nắng gay gắt có thể gây tổn thương cho da. Chưa kể điều đó sẽ dẫn đến nếp nhăn và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: