Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trong giai đoạn nước rút, học sinh lớp 9 và lớp 12 đang tập trung ôn luyện, giải đề. Đối mặt với bài vở cả ngày, nhiều bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Tệ hơn, một số sĩ tử bắt đầu có dấu hiệu rối loạn lo âu.
Khi được hỏi về cảm giác những ngày cận thi, Lê Huy Anh (lớp 12C4, Trường THPT Nam Hà, Đồng Nai) chia sẻ: "Mình thường xuyên lo lắng, căng thẳng, thỉnh thoảng thấy mệt mỏi và mất động lực. Mình sợ không nạp đủ kiến thức, không đủ thời gian chuẩn bị tốt tất cả các môn thi. Mình cứ tự hỏi lỡ kết quả thi không như mong đợi thì sao?".
Huy chia sẻ thêm: "Gia đình luôn mong muốn mình đạt kết quả tốt để có cơ hội vào trường đại học danh tiếng. Nhà trường thì luôn nhắc nhở về tầm quan trọng của kỳ thi. Bản thân mình cũng đặt kỳ vọng cao cho bản thân". Tất cả cộng hưởng khiến Huy chìm vào trạng thái lo âu.
Nguyễn Thị Huỳnh Như (lớp 12A3, Trường THPT Nguyễn Văn Linh, TP.HCM) cũng gặp phải tình trạng tương tự. Như sợ điểm thi không cao như kỳ vọng của gia đình, cũng chưa biết nên chia sẻ những suy nghĩ này với ai.
Cũng chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Nguyễn Thị Bạch Trần (lớp 12A1, Trường THCS-THPT Tân Tiến, Bình Phước) thừa nhận bản thân có rất nhiều nỗi sợ. Đặc biệt, vì mắc hội chứng rối loạn nhổ tóc (Trichotillomania) nên Bạch Trần phải vừa làm đề, vừa cố gắng kiểm soát cảm xúc.
Không chỉ có học sinh lớp 12, nhiều học sinh lớp 9 chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10 cũng cảm thấy bất an. Bùi Trung Dũng (lớp 9/2, Trường THCS Long Bình Tân, Đồng Nai) bày tỏ: "Mình rất hồi hộp khi nghĩ đến ngày thi tuyển sinh, sợ không đậu vào trường yêu thích. Mình cũng sợ điểm thi không cao khiến ba mẹ buồn lòng".
Trao đổi với Mực Tím, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân (Khoa Tâm lý học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) gợi ý một số mẹo ổn định tâm lý, kiểm soát lo âu.
Các sĩ tử phải xây dựng chế độ ăn - ngủ - học hợp lý. Nên nhớ, học là cả quá trình, không phải đợi đến lúc gần thi mới dồn ép bản thân. Giai đoạn này, chúng ta cần tìm các chiến lược ôn tập khôn khéo và khoa học để hệ thống - ghi nhớ kiến thức tốt hơn, tránh tình trạng học trước quên sau.
Dù trong giai đoạn nước rút, các bạn vẫn nên dành thời gian cho các hoạt động thể thao, giải trí để cân bằng sức khỏe thể chất và tinh thần. Hãy tránh tham gia vào những cuộc thảo luận mang tính tiêu cực, khiến bản thân cảm thấy hoang mang.
Sĩ tử đừng cố học thêm hay xem lại bài khi đã đứng trước phòng thi. Hành động này chỉ khiến các bạn thêm hoảng loạn, thậm chí quên luôn những kiến thức đã ôn tập.
Bước vào phòng thi, sĩ tử hãy hít thở sâu 10 - 15 nhịp để lấy lại sự bình tĩnh, đồng thời thả lỏng cơ thể. Các bạn đừng tham gia bàn tán những vấn đề không liên quan khiến đầu óc bị phân tâm.
Chọn trang phục lịch sự, thoải mái khi đi thi, vì thời gian các bạn ngồi làm bài khá lâu. Đặc biệt, hãy uống đủ nước nhé!
Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí lo lắng rất vô lý. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần, sức khỏe tinh thần lẫn thể chất đều bị ảnh hưởng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Vân, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm lý của con. Quý phụ huynh hãy:
- Hỗ trợ một số công việc thường ngày để con có thời gian nghỉ ngơi và học tập (nếu con phải đảm nhiệm quá nhiều việc nhà);
- Chuẩn bị cho con những bữa ăn đủ chất để đảm bảo sức khoẻ, tăng cường thêm một số loại nước trái cây (cam, dưa hấu...);
- Tạo cho con không gian học tập thoải mái (về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ…), có thể trang bị thêm cây xanh trong phòng học;
- Cùng con trao đổi một số vấn đề thực tiễn cuộc sống để con có chất liệu khi làm bài (nếu cha mẹ có thế mạnh về một hay một số môn học nào đó);
- Tránh hành động la mắng, nhắc nhở liên tục;
- Tránh đặt mục tiêu điểm số cho con.
Trong ngày hội "Tự tin bước vào lớp 10" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 1 tổ chức, tiến sĩ Đào Lê Hòa An (chuyên gia tâm lý, nhà sáng lập ứng dụng hướng nghiệp 4.0 JobWay, giám đốc thương hiệu học viện Tiếng Anh tư duy DOL ENGLISH) cho rằng, để có được một tâm lý tốt cho kỳ thi sắp tới, các bạn cần quan tâm khái niệm "điểm rơi phong độ".
Điểm rơi phong độ hội tụ 3 yếu tố: sức khỏe, tâm lý, năng lực. Trước ngày thi, các bạn nên ngủ đủ giấc, cài đặt lại đồng hồ sinh học cho mình. Giả sử ngày thi chính thức phải dậy lúc 5h, bạn nên tạo thói quen dậy đúng vào khung giờ này ít nhất 2 tuần trước khi thi để cơ thể kịp thích nghi.
Vào ngày thi chính thức, hãy chuẩn bị một vài thanh kẹo socola. Kẹo ngọt cung cấp năng lượng cho não bộ, giúp các bạn tỉnh táo, giảm căng thẳng. Một chai nước lọc cũng là hành trang vô cùng cần thiết.
Cũng trong ngày hội, cô Nguyễn Xuân Mai (phó trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) nhắn nhủ cha mẹ nên đồng hành với con, luôn luôn lắng nghe xem con có nguyện vọng như thế nào. Đặc biệt, phụ huynh hãy hạn chế mức thấp nhất việc ép con thực hiện ước mơ, mong muốn mà mình chưa thực hiện được.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận