Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sông Sài Gòn dài 256 km, trong đó có 80 km đường sông chảy qua TP.HCM. Con sông này gắn liền với sự phát triển của vùng đất Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM, là nguồn lợi kinh tế lớn tiềm năng của người dân thành phố mang tên Bác.
Học sinh chúng mình cũng hết sức vui mừng khi tuyến buýt đường sông TP.HCM được đưa vào khai thác, các khu công viên dọc bờ sông ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), Thanh Đa mở cửa… hứa hẹn một sự phát triển nhộn nhịp hơn dọc theo sông Sài Gòn trong tương lai gần.
Khu vực này có diện tích gần 500 ha, được bao bọc bởi sông Sài Gòn lộng gió. Để đi đến đây, chúng mình chỉ có thể qua cầu Kinh Thanh Đa, hoặc đi phà ở bến phà Bình Quới nối với phường Linh Đông (TP Thủ Đức).
Với tiềm năng nơi đây, nhiều chuyên gia nước ngoài đã đưa ra ý tưởng biến bán đảo thành khu đô thị sinh thái bền vững. Trong đó, 50% diện tích của bán đảo là mảng xanh tự nhiên không can thiệp, 50% còn lại là đô thị phát triển, hiện đại.
Là cư dân của bán đảo Thanh Đa, bạn Nguyễn Hoàng Bảo (lớp 11B3, Trường THPT Thanh Đa, quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Khi nghe tin về ý tưởng biến bán đảo thành khu đô thị sinh thái, mình và bạn bè rất vui và hào hứng. Mình mong nơi này vừa giữ được màu xanh, nhưng cũng vừa phát triển theo hướng văn minh, hiện đại”.
Anh Đặng Tùng (bí thư Đoàn phường 27, quận Bình Thạnh) cho biết, nhiều khu vực ở bán đảo Thanh Đa đang dần được cải tạo, quy hoạch đẹp mắt. Như khu vực bờ sông chỗ gần cư xá Thanh Đa ngày xưa bị sạt lở, xâm lấn.
Hiện tại, nơi đây đã được cải tạo, gia cố bờ kè, chuyển mình thành khu công viên với các thiết bị tập thể dục, sân chơi cát cho thiếu nhi, đường đi bộ dọc bờ sông,... thu hút người dân trong khu vực và các nơi đến vui chơi, hóng mát.
Từ đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM giai đoạn 2020 - 2045”, bờ sông Sài Gòn đã dần khoác lớp áo mới xanh mát, hiện đại. Những tour, sản phẩm du lịch đường thủy cũng đang được triển khai, thu hút khách.
Dự án xây mới đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4km với tổng vốn 3.380 tỉ đồng được đề xuất triển khai vào giai đoạn năm 2024 - 2030.
Bên cạnh đó, Lễ hội sông nước lần thứ hai vào tháng 6 năm nay do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức được rất nhiều người dân quan tâm. Đây là hoạt động nhằm quảng bá, phát triển loại hình du lịch đường thủy, hướng tới trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.
Được xây dựng từ tháng 10- 1865, cột cờ Thủ Ngữ (đường Tôn Đức Thắng, quận 1) là chứng nhân cho các sự kiện lịch sử cũng như quá trình phát triển của TP.HCM.
Cột cờ Thủ Ngữ từng giữ vai trò quan trọng đối với giao thông trên sông Sài Gòn. Chức năng ban đầu của cột cờ là báo hiệu cho tàu ra vào cảng Nhà Rồng và cũng là tín hiệu để tàu bè đi trên sông biết nơi đây nếu cần ghé vào để không lạc xuống Cần Giờ hoặc ra Vũng Tàu.
Năm 2016, cột cờ Thủ Ngữ được xếp hạng là di tích cấp thành phố. Sau nhiều lần trùng tu, hiện cột cờ tọa lạc nối liền công viên Bến Bạch Đằng với lối đi lát đá, nhiều mảng cây xanh cùng hệ thống tưới tự động, đèn chiếu sáng, ghế đá khang trang.
DUY DƯƠNG
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận