Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bạn Trần Ngọc Thủy Tiên (lớp 8 Trường THCS Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) tận dụng công nghệ số để học tập tốt hơn - Ảnh: TRẦN VĂN KHANG
Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng mình được sống trong hòa bình, tiến bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi để trưởng thành. Đất nước đang mở ra một kỷ nguyên mới, đòi hỏi chúng mình cũng phải trở thành những công dân mới.
Điều gì làm nên những công dân thế hệ mới? Bạn đã sẵn sàng vươn mình tiến tới chưa? Hãy cùng Khăn Quàng Đỏ làm quen với những người bạn cùng thế hệ trong chuyên trang Thế hệ mới vươn mình tiến tới xem họ đang nghĩ gì, làm gì nhé!
Thời đại công nghệ số, thế hệ trẻ Việt Nam cũng chuyển mình thích nghi.
Có niềm đam mê công nghệ AI, Canva, ChatGPT, bạn Trần Ngọc Thủy Tiên (lớp 8 Trường THCS Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) hay vận dụng công cụ này để rút ngắn thời gian chuẩn bị bài cũng như làm cho bài học sinh động hơn.
Để làm bài, bài thuyết trình, bạn dùng bộ công cụ AI, ChatGPT thiết kế bài học, tóm tắt lời giải và chọn hình ảnh minh họa.
Ngoài ra, bạn còn vận dụng công nghệ thiết kế bìa sách, làm bài thuyết trình.
Để làm được những điều này, Thủy Tiên thường lên ý tưởng trước khi làm. Nếu chuẩn bị bài môn Địa lý, bạn dùng ChatGPT tóm tắt lý thuyết, sau đó dùng Canva thiết kế hình minh họa.
Là nhà vô địch với điểm số tuyệt đối cuộc thi Khơi nguồn tri thức lần 3 năm 2025 do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ thuộc Thành Đoàn tổ chức, Thủy Tiên tin rằng mỗi bạn là một nhà thiết kế tài năng khác nhau nên sẽ có những ý tưởng sáng tạo và hiệu ứng thể hiện khác nhau.
Đó là câu chuyện của bạn Phan Thành Hưng (lớp 9 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình). Năm lớp 6, bạn bắt đầu làm quen ngôn ngữ lập trình.
Mỗi lần thấy game nào dễ, đơn giản, bạn cũng mày mò viết ứng dụng thử để giải trí. Từ đó, game tính toán, game bắn súng ra đời. Tuy nhiên khi chạy ứng dụng, có lúc màn hình bị đứng. Không hiểu sai chỗ nào, bạn lên các trang mạng xã hội hỏi người có kinh nghiệm đi trước và khắc phục lỗi sai. Tiếp đó, bạn lại viết tiếp game liên quân toán học, chỉnh sửa lỗi sai văn bản.
Ban đầu chỉ là tò mò nhưng càng về sau, niềm yêu thích tin học len lỏi trong bạn lúc nào chẳng hay.
Thành Hưng là thủ khoa môn Tin học kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại TP.HCM năm học 2024-2025 với điểm số tuyệt đối 20/20 - Ảnh: LÊ VI
Mỗi ngày, bạn có thể mày mò máy tính từ 3-4 tiếng. Trong thời gian học đội tuyển, thấy một số dạng bài tập các bạn làm chưa thuần thục, Hưng đã viết ứng dụng tạo ra những bài toán đơn giản để bạn bè luyện tập tới lui.
Từ cậu bạn rớt vòng sơ khảo hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm lớp 6, qua từng năm, Hưng rút kinh nghiệm. Đến năm lớp 7, bạn tiến vào vòng khu vực. Sang năm lớp 8, bạn đạt giải Nhất Tin học trẻ vòng khu vực miền Nam và ẵm giải Khuyến khích vòng chung kết toàn quốc.
Mới đây, với điểm số tuyệt đối 20/20, Hưng trở thành thủ khoa môn Tin học kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại TP.HCM năm học 2024- 2025.
Thành Hưng cho biết thi tuyển sinh xong, bạn sẽ tiếp tục dồn sức cho môn tin học để làm nên những sáng tạo mới có ích và hữu dụng cho cộng đồng.
Không chỉ tận dụng công nghệ số để phát triển bản thân, bạn bè còn ý thức giúp ích cho cộng đồng.
Sau khi đạt giải ba cuộc thi Codeavour 6.0 - cuộc thi lập trình và AI quốc tế dành cho học sinh, dự án của nhóm bạn Nguyễn Kim Thanh (lớp 8 Trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức) tiến tới vòng chung kết quốc tế diễn ra tại Qatar.
Kim Thanh khoe sản phẩm Robot CareXpress của mình - Ảnh: TUYẾT NHI
Dự án được Kim Thanh và đội nhóm đề xuất mang tên CareXpress - một chú robot giao hàng thông minh hoạt động trong khu cách ly. Lấy cảm hứng từ đại dịch Covid-19,chú robot này giúp vận chuyển thuốc, quần áo và thu gom rác thải của bệnh nhân mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Đặc biệt, CareXpress còn được trang bị hệ thống xịt khuẩn tự động, giúp đảm bảo môi trường an toàn cho cả bệnh nhân và y bác sĩ.
Không chỉ ứng dụng công nghệ học tập, vui chơi, bạn bè còn chinh phục các cuộc thi mang tầm quốc tế.
Đến với kỳ thi Thách thức tư duy thuật toán BEBRAS - 2025, bạn Phạm Nhật Minh (lớp 6 Trường THCS Hà Huy Tập, quận 12) xem đó như một cơ hội trải nghiệm. Nhưng thật bất ngờ,vượt qua hàng ngàn đối thủ đáng gờm của các quốc gia, bạn xuất sắc giành được Huy chương vàng.
Một trong những thử thách cam go nhất là vòng thi chung kết diễn ra trực tiếp. Khi đó, bạn đối mặt với một bài thuật toán cực kỳ phức tạp. Dù đã thử nhiều cách, đáp án vẫn không như mong muốn. Lúc ấy, Minh suýt bật khóc vì sợ không kịp giờ.Nhưng rồi bạn tự nhủ đã đi đến đây, mình không thể bỏ cuộc.
Bạn Phạm Nhật Minh đạt Huy chương vàng kỳ thi Thách thức tư duy thuật toán BEBRAS - 2025.Ảnh: TÚ NGÂN
Nhật Minh quyết định thay đổi chiến lược, bỏ qua hướng tiếp cận cũ, thử phân tích vấn đề theo góc nhìn hoàn toàn khác. Trong những khoảnh khắc cuối cùng, bạn đã tìm ra lời giải đúng và nộp bài trước khi thời gian kết thúc. Nhật Minh tự nhủ: “Đây chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn nhiều thử thách lớn hơn mà mình nhất định sẽ tiếp tục chinh phục”.
Để tạo sự đam mê sáng tạo trong học sinh, tôi nghĩ điều quan trọng đầu tiên là khơi dậy sự tò mò của các bạn.
Giáo viên có thể làm điều này bằng cách đặt ra những câu hỏi mở, khuyến khích học sinh tự tìm tòi và khám phá thay vì chỉ cung cấp đáp án sẵn có. Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trường học tập thoải mái, nơi các bạn không sợ mắc sai lầm, cũng rất cần thiết.
Sáng tạo thường đến khi học sinh cảm thấy tự do thể hiện ý tưởng của mình. Việc kết nối bài học với thực tế hoặc sở thích cá nhân sẽ giúp các bạn hứng thú hơn, từ đó khơi dậy đam mê sáng tạo.
Bên cạnh đó, để nuôi dưỡng niềm đam mê sáng tạo, cần duy trì sự động viên và hỗ trợ liên tục. Giáo viên nên khen ngợi nỗ lực của học sinh để các bạn cảm thấy được ghi nhận. Đồng thời, cung cấp cho học sinh những thử thách vừa sức nhưng đủ kích thích như các dự án nhóm hoặc bài tập đòi hỏi tư duy độc lập, sẽ giúp các bạn phát triển khả năng sáng tạo.
Ngoài ra, việc tạo cơ hội để học sinh tiếp xúc với các nguồn cảm hứng đa dạng như sách, nghệ thuật, công nghệ… cũng rất quan trọng.
ThS Nguyễn Hải Đăng - Ảnh: TỐ TRINH
Quan trọng nhất, tôi nghĩ cần kiên nhẫn, vì đam mê cần thời gian để lớn lên.
ThS. NGUYỄN HẢI ĐĂNG (nghiên cứu viên Phòng Thí nghiệm Công nghệ Phần mềm, Trường đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG-HCM, giáo viên bộ môn Tin học Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG-HCM)
Tuy nhiên, giỏi công nghệ và sáng tạo vẫn chưa đủ trở thành công dân toàn diện của kỷ nguyên vươn mình. Vì sao thế? Mời bạn đón đọc kỳ 2 của loạt bài Thế hệ mới vươn mình tiến tới!
Với tinh thần không ngừng sáng tạo và quyết tâm theo đuổi đam mê, các bạn là đại diện tiêu biểu cho thế hệ công nghệ số, sáng tạo, tự tin và sẵn sàng chinh phục những thử thách lớn của thời đại. Góp phần vào sự thành công của các bạn là sự đồng hành, hỗ trợ hết mình từ gia đình, thầy cô.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận