Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM sẽ diễn ra. Trong giai đoạn nước rút này, các sĩ tử 2k9 đang miệt mài, ráo riết ôn luyện.
Đặc biệt đối với môn Ngữ văn - môn học với lượng kiến thức khổng lồ cần nắm chắc, nhiều học sinh vẫn thường nghĩ độ dài của bài thi sẽ tỉ lệ thuận với điểm số. Chính quan niệm "kinh điển" này khiến các bạn mất quá nhiều thời gian cho những phần không cần thiết, dẫn tới bị trừ điểm "oan" hoặc thậm chí là không hoàn thành kịp bài thi.
Để rút ra được định hướng làm bài đúng đắn, hạn chế tối đa việc bị mất điểm oan trong kỳ thi quan trọng, cùng Mực Tím điểm qua những lầm tưởng khiến kết quả thi môn Văn không được như mong muốn nhé!
Từ trước đến nay, tâm lý chung của đa số học sinh khi làm bài thi môn văn là sợ bị trừ điểm vì viết không đủ ý, viết lệch khỏi đáp án,…
Đặc biệt, ở 2 nội dung trong phần làm văn là nghị luận xã hội và nghị luận văn học, học sinh thường có tâm lý ép bản thân phải viết thật dài, thật nhiều để lỡ viết sai ý này thì còn ý khác thay thế. Bạn nào cũng trong trạng thái "thà viết lầm còn hơn bỏ sót".
Cụ thể, thay vì tiếp cận trực tiếp, dẫn dắt ngắn gọn và bàn luận thấu đáo vấn đề, các bạn lại chọn giải thích dài dòng, nêu ra tất cả những gì liên quan đến vấn đề, hoặc dành phần lớn dung lượng bài vào các đoạn chuyển ý,…
Tâm lý viết nhiều, viết phải thật "mượt", thật bay bổng đôi khi lại gây ra tác dụng ngược – bị trừ điểm vì viết thừa, viết lạc đề.
Bày tỏ ý kiến về vấn đề này, thạc sĩ Trần Lê Duy (giảng viên khoa Ngữ văn Trường đại học Sư phạm TP.HCM, đồng tác giả sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 6 đến lớp 12 - chương trình GDPT 2018) hài hước cho rằng, với thời gian 120 phút làm bài cho 3 câu trong đề văn tuyển sinh 10, học sinh viết dài là đang "nhường một chỗ công lập cho bạn khác".
Với cấu túc đề thi 3 câu làm trong 120 phút, tâm lý "thà viết lầm còn hơn bỏ sót" có thể dẫn tới việc không đủ thời gian làm bài - Ảnh: MỰC TÍM, Đề thi minh họa do Ths Nguyễn Phước Bảo Khôi soạn
Thầy Duy nhấn mạnh, đề tuyển sinh yêu cầu phần nghị luận xã hội khoảng 500 chữ. Dung lượng phù hợp cho một bài nghị luận xã hội sẽ gồm khoảng 8 đoạn văn, tương đương 1,5 mặt giấy thi. Trong quá trình làm bài, phải luôn hình dung được mình sẽ kết thúc đoạn đang viết như thế nào, tránh việc "viết tới đâu tính tới đó".
Cách tốt nhất là học trò nên chịu khó luyện viết ở nhà, vừa để ước chừng được thời gian làm bài, cải thiện được tốc độ viết với đối với các bạn viết chậm.
Cũng theo thầy Trần Lê Duy, một bài văn hay là bài văn đảm bảo đủ ba yếu tố: đúng - đủ - hay. Cũng từ tâm lý viết nhiều do sợ thiếu ý, học sinh thường cố gắng kéo dài bài làm của mình bằng cách diễn đạt câu từ thật hoa mỹ, dẫn dắt bay bổng, thậm chí luôn tìm cách chuyển ý sao cho mượt mà và sâu sắc nhất có thể,...
Tuy nhiên, nếu không có nền tảng kiến thức vững vàng, điều này dễ gây phản ứng ngược: gây lan man, lạc đề. Bởi viết dài, dai sẽ không bao giờ bằng viết đúng, đủ. Thay vì viết thật dài nhưng ý tứ trùng lặp, các bạn nên đi thẳng vào vấn đề chính một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
Với 120 phút của đề thi tuyển sinh lớp 10, thầy khuyên các bạn nên viết chân phương, cô đọng. Việc này vừa giúp chắc chắn về mặt thời gian, vừa đảm bảo giáo viên có thể hiểu trọn vẹn ý tứ các bạn muốn truyền tải.
Thầy Trần Lê Duy chia sẻ, trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 khoảng 1 tháng, học trò nhờ thầy giới thiệu một số tác phẩm văn học ngoài chương trình sách giáo khoa để đưa dẫn chứng cho bài thi. Khi được hỏi tại sao không sử dụng ngữ liệu trong sách, bạn cho rằng dùng dẫn chứng ngoài sẽ được thầy cô đánh giá cao, có thêm điểm sáng tạo.
Thầy phải giải thích cho học sinh hiểu rằng trong thang điểm chấm thi, điểm sáng tạo chỉ chiếm 0,25 điểm. Nhưng nếu không tự tin hiểu đúng và sâu sắc tác phẩm, dẫn tới viết lan man, hời hợt; trong trường hợp tệ nhất, phần bài làm đó có thể nhận điểm 0.
Thầy Duy nói thêm, điểm quan trọng nhất trong bài làm văn là nêu được luận điểm giải quyết yêu cầu đề một cách thấu đáo, kết hợp lập luận chặt chẽ. Dùng tác phẩm quen nhưng viết "chắc tay" còn hơn dùng ngữ liệu lạ nhưng hiểu vụng về, "chưa tới". Bởi sách giáo khoa còn rất nhiều "đất tốt" để học sinh khai thác.
Thứ nhất, các bạn thường dành nhiều dung lượng cho đoạn giải thích vấn đề. Theo thầy Duy, mục đích của đoạn này là để làm rõ khái niệm các từ ngữ quan trọng và chốt lại vấn đề nghị luận. Dung lượng lý tưởng sẽ dao động từ 4 - 5 câu, nên vào thẳng vấn đề theo cú pháp: Từ A nghĩa là…, Từ B nghĩa là…, Vậy vấn đề cần bàn là…
Thứ hai, học sinh thường sử dụng nhiều lời dẫn dắt gián tiếp, "đi đường vòng" rất xa hoặc cố gắng viết làm sao cho thật hoa mỹ, trong khi chức năng của các câu văn đó chỉ là để chuyển ý.
Thay vì như vậy, thầy khuyên học sinh chỉ cần áp dụng tốt 1 trong 4 phép liên kết đã học, gồm: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối và phép nối.
Thứ ba, đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh hay có những câu trùng ý với nhau - hai câu văn diễn giải dài dòng chỉ để diễn đạt cho một ý. Học sinh nên thu gọn lại thành một câu; diễn đạt ngắn gọn, tư duy rõ ràng và rành mạch.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận