img

Ý tưởng dự án Gánh hát lưu diễn muôn phương được các bạn ấp ủ thế nào?

Phương Thảo: Ý tưởng ban đầu chỉ đơn giản là cuốn nhật kí cá nhân ghi chép những điều mình tìm hiểu được về các loại hình diễn xướng nghệ thuật truyền thống.

Đến khi có duyên kết nối với hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Tấn, mình liền ngỏ ý mời tham gia dự án vì nét vẽ của bạn ấy rất dễ thương, phù hợp với mọi độ tuổi.

Còn Triều Giang có chung sở thích xem các lễ hội đền đình nên hai đứa thường rủ nhau đi chung, lần gần đây nhất là đợt đi xem lễ hội Kỳ Yên, lễ hội giỗ Tả Quân Lê Văn Duyệt để thu thập tư liệu.

Qua dự án Gánh hát lưu diễn muôn phương, chúng mình mong muốn giới thiệu các loại hình diễn xướng nghệ thuật và lễ hội dân gian đến với các bạn trẻ. Và sau khi trải nghiệm cùng dự án, nếu có dịp, bạn hãy đến tận nơi thưởng thức trực tiếp, trải nghiệm cảm xúc chắc chắn sẽ rất khác biệt.

Giữa rất nhiều dự án “trẻ hoá” các loại hình nghệ thuật truyền thống, điều gì khiến cho Gánh hát lưu diễn muôn phương trở nên khác biệt?

Phương Thảo: Lựa chọn minh họa lĩnh vực diễn xướng nghệ thuật và lễ hội dân gian đã là một điểm khác biệt so với rất nhiều các cuốn sách khác cùng đề tài. Tuy nhiên, nhóm không hề có ý định cạnh tranh hay chạy đua với thị trường mà chỉ muốn tập trung 100% sức lực vào việc tạo ra sản phẩm tốt nhất để truyền tải thông tin dự án đến độc giả một cách hiệu quả.

Từ trang sách gánh hát lưu diễn muôn phương… - Ảnh 1.

Việc thực hiện dự án trong mùa dịch Covid-19 có phải là quá mạo hiểm với nhóm không?

Phương Thảo: Từ khi bắt đầu dự án, nhóm đã chọn dịp Giỗ Tổ Sân Khấu (12/08 âm lịch hằng năm) làm ngày ra mắt cũng như bật mí những thông tin đặc biệt. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày Giỗ Tổ Sân Khấu không thể diễn ra như mọi khi khiến cho việc truyền thông của dự án cũng bị ảnh hưởng.

Nhưng trong nguy có cơ, việc phải ở nhà nhiều là điều kiện thuận lợi thôi thúc mọi người tìm hiểu thông tin mới, đọc quyển sách mới… nên tụi mình vẫn quyết định triển khai theo kế hoạch. Về tương lai, đến dịp Giỗ Tổ Sân Khấu hằng năm, nhóm sẽ ra mắt 1 sản phẩm phái sinh từ dự án để truyền cảm hứng nhiều hơn đến mọi người.

Các bạn từng chia sẻ rằng cuốn sách không có tính nghiên cứu khoa học, chỉ đơn thuần là sản phẩm của hành trình tìm hiểu, khám phá và cảm nhận. Tuy nhiên, vẫn có những bạn đọc đặt vấn đề về tính chính xác của các tư liệu mà nhóm tham khảo khi làm nội dung sách. Nhóm trả lời bạn đọc thế nào?

Phương Thảo: Các thành viên đều đang sống và làm việc ở miền Nam nên dễ dàng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia như: Nghệ sĩ Cải Lương Bạch Long, anh Phan Khắc Huy (đồng sáng lập dự án Vang vọng trống chầu), chú Nguyễn Tuấn Khanh (tác giả sách Bước đường của cải lương) nhờ tư vấn về loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc trưng vùng miền.

Còn với các loại hình nghệ thuật diễn xướng ở các vùng miền khác thì tụi mình tìm hiểu qua sách, các trang web về di sản văn hóa phi vật thể… Sắp tới, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, Thảo sẽ đến tận nơi để thưởng thức từng loại hình nghệ thuật diễn xướng hoặc lễ hội dân gian trực tiếp.

Từ trang sách gánh hát lưu diễn muôn phương… - Ảnh 2.

Triều Giang: Là người phụ trách việc kiểm tra, đối chiếu nguồn tư liệu của sách nên mình luôn đặt tính chính xác của thông tin lên hàng đầu. Tuy nhiên, mình vẫn gặp chút khó khăn vì cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều nghiên cứu, quan điểm khác nhau (ví dụ: thời điểm ra đời của một loại hình diễn xướng mỗi sách viết mỗi khác).

Nhóm đã quyết định đầu tư một cách chỉn chu nhất phần tư liệu tham khảo ở cuối sách, có ghi rõ nguồn gốc tài liệu gồm các tạp chí, báo chính thống của Nhà nước, đặc biệt là các tạp chí khoa học chuyên ngành như Xưa và Nay, Di sản văn hóa, Khoa học xã hội… để bạn đọc tiện tham khảo.

Từ trang sách gánh hát lưu diễn muôn phương… - Ảnh 3.

Hoàng Tấn: Dự án Gánh hát lưu diễn muôn phương được thực hiện theo phương châm kết hợp thông tin “cần sự chính xác” và “mang tính trải nghiệm cá nhân”, các sản phẩm của nhóm sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành cùng độc giả khám phá các loại hình diễn xướng nghệ thuật dân gian, tạo cảm giác thoải mái và gợi nhiều cảm hứng hơn khi đọc sách.

Bật mí chuyện hậu trường chưa bao giờ kể!

Phương Thảo: Ban đầu, mình lên kế hoạch thực hiện dự án trong vòng 1 năm và dự tính đến ngày Giỗ Tổ Sân Khấu 2020 sẽ ra mắt. Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung, chủ đề, cách thể hiện tốn khá nhiều thời gian thử nghiệm và sửa sai, cộng với một số khó khăn trong công việc cá nhân khiến dự án phải dời lại 1 năm. Đã có lúc mình định bỏ cuộc vì bế tắc trong việc định hướng, lo lắng không biết dự án ra mắt có được đón nhận hay không, sách phát hành có ai quan tâm hay không…

Nhờ có hoạ sĩ Khánh Dương (Comicola) động viên và gợi ý các bước thực hiện để quyển sách nên hình nên dạng, sự tư vấn nhiệt tình và góp ý chân thành đến từng lỗi sai, từng thông tin dù rất nhỏ của các chuyên gia… giúp mình và nhóm có phương hướng rõ ràng, được tiếp thêm động lực tiếp tục thực hiện dự án.

Hoàng Tấn: Vì dự án được thực hiện trong khoảng thời gian dịch bệnh khiến cuộc sống của mình bị đảo lộn, ảnh hưởng đến tiến độ và quá trình vẽ tranh.

Mình chủ động thảo luận với Thảo và Giang từ việc lên ý tưởng, bố cục cho đến các chi tiết thể hiện trong tranh như trang phục, nhạc cụ… để nhờ mọi người cùng xắn tay áo vào tìm tư liệu, tính các phương án thể hiện tốt nhất. Đến bây giờ, khi sản phẩm đã hoàn thiện nhưng mình vẫn còn… ám ảnh việc vẽ chi tiết trang phục.

Do đa số hình ảnh tìm được có dung lượng khá thấp, ảnh bị vỡ nét nên mình phải phân tích từng pixel, có khi làm hẳn 1 chiếc moodboard với rất nhiều tư liệu chỉ để vẽ một dải lụa nhỏ thắt trên đầu sao cho gần chính xác với thực tế nhất.

Từ trang sách gánh hát lưu diễn muôn phương… - Ảnh 4.

Triều Giang: Công việc biên tập nội dung của mình khá thuận lợi, chủ yếu kiểm tra, đối chiếu lại nguồn tư liệu Thảo đã sử dụng. Tuy nhiên, việc biên dịch nội dung sang tiếng Anh các thuật ngữ dân gian như “đào”, “kép”, “trống chầu” hoặc tên loại nhạc cụ chỉ có ở Việt Nam đòi hỏi mình phải dành nhiều thời gian, công sức tìm từ phù hợp.

Thậm chí mình còn phải hiệu chỉnh những từ tiếng Anh bị hiểu sai nhưng lại được dùng khá phổ biến hiện nay. Điển hình như “Đờn ca tài tử” được Google dịch thành “southern amateur music”, trong khi phải hiểu đúng “tài tử” chỉ “những người có tài năng, tài nghệ” nên phải thay bằng “music of talents” (Âm nhạc của người tài năng) thì sẽ gần nghĩa hơn, giúp bạn bè quốc tế hiểu gần đúng nhất nghĩa của tên loại hình nghệ thuật diễn xướng được đề cập đến.

Tuy nhiên, tụi mình vẫn ưu tiên dùng nguyên từ “Đờn ca tài tử” là tên riêng như cách UNESCO đã dùng để tạo dấu ấn Việt Nam cũng như “bánh mì”, “phở”.

Từ trang sách gánh hát lưu diễn muôn phương… - Ảnh 5.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn: Dưới vòm hoa khế

    Truyện ngắn: Dưới vòm hoa khế

    Nhi nở nụ cười sáng trong như lần đầu tiên tôi nhìn thấy, nụ cười mùa hạ đẹp đến nao lòng. Tôi nhìn sang Bình, cậu cũng cười nhưng là cười khi nhìn thấy những bông hoa tím rụng đầy vai áo thoảng thơm mùi ký ức xa xăm.

    Một ngày khám phá bến cá Vĩnh Trường

    Một ngày khám phá bến cá Vĩnh Trường

    Từ sớm tinh mơ, bến cá Vĩnh Trường đã tấp nập tàu thuyền và người mua bán. Nơi đây đầy ắp hải sản tươi sống và là điểm hẹn nhịp sống lao động bình dị nơi phố biển.

    Những trải nghiệm đặc biệt tại chuỗi hoạt động kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM

    Những trải nghiệm đặc biệt tại chuỗi hoạt động kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM

    Hòa cùng không khí kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM, nhiều hoạt động giải trí, nghệ thuật đã diễn ra sôi nổi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

    Phương Mỹ Chi và các hoa, á hậu "cháy hết mình" với Mùa hè xanh

    Phương Mỹ Chi và các hoa, á hậu "cháy hết mình" với Mùa hè xanh

    Sáng 29-6, Lễ ra quân cao điểm chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh lần thứ 32 và chương trình Gia sư áo xanh lần thứ 14 năm 2025 diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên.

    Tạm biệt mùa thi tốt nghiệp THPT 2025: Mùa thi đong đầy cảm xúc

    Tạm biệt mùa thi tốt nghiệp THPT 2025: Mùa thi đong đầy cảm xúc

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là một kỳ thi vô cùng đặc biệt, mang đến vô vàn cảm xúc cho thí sinh lẫn phụ huynh.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngân

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngân

    Ngân đáp lại, không quên hỏi vui tôi một câu. Tôi chỉ cười thật tươi. Cũng thấy nhẹ nhõm vì Ngân không biết tôi từng có cái nhìn không tốt về cậu như thế nào.

    Ấn tượng kỳ thi tốt nghiệp 2025: Hành trình của Gia Lâm

    Ấn tượng kỳ thi tốt nghiệp 2025: Hành trình của Gia Lâm

    Thí sinh Nguyễn Gia Lâm (Trường THCS - THPT Diên Hồng) dự thi tốt nghiệp THPT 2025 tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận 10).

    Khoảnh khắc đẹp: Ba mẹ cùng con bước vào kỳ thi lớn nhất tuổi học trò

    Khoảnh khắc đẹp: Ba mẹ cùng con bước vào kỳ thi lớn nhất tuổi học trò

    Khoảnh khắc gia đình đồng hành với sĩ tử trong ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã tạo nên những hình ảnh đẹp và ấm áp.

    Những lá thư gửi... chính mình

    Những lá thư gửi... chính mình

    Vào một chiều giữa tháng 5, cô Lý Tuyết Loan, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM) mở chiếc tủ trong phòng giáo viên lấy ra xấp bìa thư của những học trò yêu quý đã được cô lưu giữ trong 10 năm. Lau lớp bụi trên các lá thư, cô Loan háo hức trao lại cho những học trò năm xưa.

    Học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình cùng nhau tắm ‘mưa’ thanh xuân tạm biệt thời áo trắng

    Học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình cùng nhau tắm ‘mưa’ thanh xuân tạm biệt thời áo trắng

    Sáng 21-6, Trường THPT Nguyễn Thái Bình tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành dành cho học sinh khối 12 niên khóa 2022-2025.