Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Máu như một “người bạn di động”, di chuyển hết từ nơi này đến nơi kia trong tĩnh mạch và còn dắt theo những thành phần sinh học, các chất dinh dưỡng nữa. Khi thời tiết đột ngột thay đổi, khi cơ thể có những thay đổi về thói quen hoạt động, chế độ ăn uống hay khả năng chống lại các chất độc hoá học và mầm bệnh truyền nhiễm, nhờ có máu mà cơ thể có thể chịu đựng được, tránh được ít nhiều những tác hại xấu. Hiểu “sương sương” là máu giúp giữ cho “môi trường” bên trong cơ thể chúng ta được ổn định.
Người bạn này có nhiều khả năng “đáng gờm” như thế là vì cấu trúc phức tạp của máu. Mỗi thành phần đóng vai trò nhất định: Tế bào bạch cầu chống lại mầm bệnh truyền nhiễm, Tế bào hồng cầu vận chuyển Oxy, Huyết tương chứa các chất dinh dưỡng, chất thải, kháng thể, protein trong máu...
Để giữ các thành phần của máu ổn định, các cơ quan luôn ngày đêm hoạt động, phối hợp nhịp nhàng. Chỉ cần một hay nhiều thành phần trong máu thấp hay cao hơn khoảng ổn định là cơ thể không khoẻ rồi đấy.
Chẳng hạn như khi lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng cao, đó chính là cơ thể đang ra lệnh “tổng động viên” các “binh sĩ tinh nhuệ” bạch cầu của cơ thể đi đến cơ quan nào đó để chống bệnh. Vậy thì đây là lúc chúng ta nên đi kiểm tra thêm các cơ quan khác của cơ thể đi thôi.
Một trường hợp khác, ALT và AST là hai loại men giúp thực hiện hoạt động chuyển hóa trong gan. Hai anh em này thường chỉ có trong máu ở mức thấp mà thôi. Nhưng khi bị tổn thương, vì gan giải phóng nhiều ALT và AST vào máu; nên lực lượng của anh em này sẽ đột ngột tăng cao trong máu. Ngoài ra, lượng protein Albumin trong máu giảm mạnh cũng là dấu hiệu tổn thương của gan. Lúc này đây, khi thực hiện xét nghiệm máu, các chỉ số bất thường về mấy anh chị ALT, AST hay Albumin sẽ cho chúng ta biết được gan đang kêu cứu “ét ô ét” rồi.
Không chỉ có gan, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện các vấn đề về tim, thận, tuyến giáp, bao gồm cả một số bệnh truyền nhiễm trong máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV nữa đó. Bởi vậy, xét nghiệm máu định kỳ rất quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả. Một số thay đổi trong máu có thể được phát hiện trước khi cơ thể có biểu hiện bệnh rõ ràng. Do vậy, hãy cùng nhắc nhở người thân thực hiện xét nghiệm máu định kì các bạn nha!
Biên soạn: TS. Nguyễn Quốc Thục Phương
Biên tập: Bảo Vy – Science Stan
(Nguồn: Dự án Công tắc Khoa học)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận