Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cần che chắn kín đáo khi ra đường lúc trời nắng gắt - Ảnh: TÚ NGÂN
Những ngày này thời tiết nóng dần lên. Với thời tiết nắng nóng gay gắt, tia UV ở ngưỡng gây hại, làm sao để không trở thành “cá khô 1 nắng”, “thịt ram cháy cạnh” hay va vào những căn bệnh khó chịu mùa nóng?
*Trong đó, tình trạng tăng tiết bã nhờn gây mụn trứng cá rất phổ biến. Làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng, ngứa ngáy, nếu các bạn vô tình khều, chạm hoặc nặn mụn không đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm và thâm da.
* Ngoài ra, do đặc thù di chuyển nhiều, các bạn cũng dễ bị sốc nhiệt khi thay đổi môi trường từ nơi nóng sang lạnh, nắng nóng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt, viêm họng và một số bệnh lý khác trong thời gian này.
Để bảo vệ sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa II Thạch Văn Toàn (Khoa Da liễu Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) lưu ý:
1. Hạn chế ra đường vào giờ cao điểm
Các bạn nên tránh di chuyển vào buổi trưa khi trời nắng gắt, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12h đến 15h chiều vì đây là khung giờ nắng nóng nhất trong ngày.
2. Ưu tiên trang phục bảo vệ da
Nếu cần phải ra ngoài lúc trời nắng, nên mặc quần dài, áo dài tay, thoáng mát, tối màu để chống tia UV. Nên trang bị áo khoác, kính râm, găng tay, váy chống nắng, khẩu trang dày màu tối… để hạn chế tác hại từ ánh nắng mặt trời.
3. Tránh sốc nhiệt
Khi từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời, các bạn nên dừng lại một vài phút để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài giúp hạn chế tình trạng sốc nhiệt và giảm nguy cơ bị cảm sốt hay các bệnh về da.
Bác sĩ chuyên khoa II Thạch Văn Toàn - Ảnh: NVCC
4. Chọn kem chống nắng phù hợp
U15 thường có làn da dầu, dễ nổi mụn, vì vậy cần lựa chọn kem chống nắng phù hợp để tránh kích ứng.
Hãy nhờ phụ huynh hỗ trợ chọn sản phẩm có SPF 30 trở lên, bảo vệ phổ rộng (UVA & UVB), ưu tiên các dòng kem phù hợp với làn da.
Nên tham khảo tại nhà thuốc hoặc ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
5. Dinh dưỡng và cấp nước đầy đủ
Để tránh mất nước, nên uống từ 2L - 2.5L nước mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin như cam, táo, cà chua… giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
6. Xử lý khi bị sốc nhiệt
Nếu cảm thấy dấu hiệu sốc nhiệt như chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc cơ thể đột ngột mệt mỏi hãy báo ngay cho phụ huynh, thầy cô hoặc bạn bè gần nhất để được hỗ trợ.
Các bạn cần giữ bình tĩnh, nghỉ ngơi và theo dõi trong 1-2 ngày. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nặng cần đến bệnh viện gần nhất thăm khám để sớm hồi phục.
Hy vọng những bí kíp này sẽ giúp các bạn luôn khỏe mạnh và “tươi không cần tưới” trong mùa nắng nóng.
Đừng quên chia sẻ những kiến thức bổ ích này cho bạn bè và người thân để cùng nhau vượt nóng thành công nhé!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận