Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thảo Như (14 tuổi, TP.HCM)
- Khi bị sốt, cơ thể tăng nhiệt độ để chống lại nhiễm trùng. Cảm giác rét run là phản ứng tự nhiên khi cơ thể cố gắng giữ ấm. Dưới đây là các hướng dẫn để bạn xử lý khi bị sốt:
* Có thể sử dụng máy lạnh hoặc quạt máy, nhưng cần đảm bảo duy trì nhiệt độ phòng dễ chịu (thường là khoảng 25-27°C) để tránh làm cơ thể quá lạnh.
* Nên đặt máy lạnh hoặc quạt ở chế độ nhẹ và không để hướng trực tiếp vào người, vì cơ thể dễ bị mất nhiệt, làm giảm hiệu quả của phản ứng miễn dịch.
* Nếu bạn cảm thấy lạnh, có thể trùm mền mỏng hoặc sử dụng một lớp mền nhẹ để giữ ấm. Tuy nhiên, bạn tránh dùng mền quá dày hoặc nhiều lớp vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể quá mức.
* Khi cơn rét run giảm hoặc khi nhiệt độ cơ thể cao lên, bạn cần bỏ bớt mền để cơ thể dễ thoát nhiệt, giúp hạ sốt.
Khi bị sốt, cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường qua mồ hôi. Vì vậy, việc bổ sung nước là rất cần thiết để ngăn mất nước và giúp hạ sốt.
Bạn nên kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Nếu sốt cao hoặc kéo dài, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp.
Anh Tiến (15 tuổi, Tiền Giang)
- Sốt siêu vi và viêm họng thường do các loại virus gây ra. Các bệnh do virus thường lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần, đặc biệt qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi nói chuyện.
Nếu bạn chơi chung, ăn chung hoặc tiếp xúc gần với bạn bị sốt siêu vi hoặc viêm họng, khả năng lây nhiễm có thể xảy ra.
Tuy nhiên, việc bạn có bị lây hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
* Hệ miễn dịch của chính bạn: Nếu bạn có sức đề kháng tốt, khả năng chống lại virus sẽ cao hơn.
* Điều kiện vệ sinh: Nếu bạn rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào mặt (mắt, mũi, miệng) thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm.
* Khoảng cách và thời gian tiếp xúc: Tiếp xúc càng gần và trong thời gian dài thì nguy cơ lây càng cao.
Đây là cách phòng ngừa bị lây bệnh nè!
* Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 20 giây.
* Đeo khẩu trang khi ở gần người bệnh.
* Tránh dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, ly uống nước, bát đũa.
* Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn có triệu chứng như sốt, ho, đau họng thì nên nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với người khác và nếu cần thiết thì đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.
Hoàng Khang (13 tuổi, TP.HCM)
- Việc bạn có triệu chứng đờm và mũi khụt khịt sau khi ngủ máy lạnh có thể do một số nguyên nhân thường gặp, bao gồm:
1. Không khí khô: Máy lạnh thường làm khô không khí trong phòng, khiến niêm mạc mũi và đường hô hấp bị khô, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy để tự bảo vệ, gây cảm giác đờm và nghẹt mũi khi thức dậy.
2. Viêm mũi dị ứng hoặc nhạy cảm với không khí lạnh: Một số người có niêm mạc mũi nhạy cảm với không khí lạnh hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ gây phản ứng dị ứng, làm xuất hiện đờm và nghẹt mũi.
3. Vệ sinh máy lạnh chưa đảm bảo: Máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc nấm mốc, gây kích ứng đường hô hấp.
Biện pháp khắc phục:
Nếu không khí trong phòng quá khô, máy tạo độ ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm ở mức thích hợp (khoảng 40-60%), giúp niêm mạc mũi ít bị khô và dễ chịu hơn.
Không nên để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp. Thông thường, nhiệt độ nên nằm trong khoảng 25-27°C để tránh làm đường hô hấp bị kích ứng bởi không khí quá lạnh.
Đảm bảo máy lạnh được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi và vi khuẩn, giúp không khí trong phòng sạch sẽ hơn.
Vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ, bạn xịt nước muối sinh lý để làm sạch và giữ ẩm cho niêm mạc mũi.
Không nên để máy lạnh thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là vùng đầu và mặt. Điều này giúp giảm cảm giác khô rát và tránh kích ứng niêm mạc mũi.
Đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống cân bằng để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị viêm mũi dị ứng.
Nếu tình trạng này kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp.
Anh Tiến (15 tuổi, Tiền Giang)
- Sốt siêu vi và viêm họng thường do các loại virus gây ra. Các bệnh do virus thường lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần, đặc biệt qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi nói chuyện. Nếu bạn chơi chung, ăn chung hoặc tiếp xúc gần với bạn bị sốt siêu vi hoặc viêm họng, khả năng lây nhiễm có thể xảy ra.
Tuy nhiên, việc bạn có bị lây hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
+ Hệ miễn dịch của chính bạn: Nếu bạn có sức đề kháng tốt, khả năng chống lại virus sẽ cao hơn.
+ Điều kiện vệ sinh: Nếu bạn rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào mặt (mắt, mũi, miệng) thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm.
+ Khoảng cách và thời gian tiếp xúc: Tiếp xúc càng gần và trong thời gian dài thì nguy cơ lây càng cao.
Đây là cách phòng ngừa bị lây bệnh nè!
+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 20 giây.
+ Đeo khẩu trang khi ở gần người bệnh.
+ Tránh dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, ly uống nước, bát đũa.
+ Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn có triệu chứng như sốt, ho, đau họng thì nên nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với người khác và nếu cần thiết thì đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.
Ths.Bác sĩ CHÂU TỐ UYÊN (Bệnh viện Nhi Đồng 1)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận