Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Việc suy nghĩ quá nhiều, lo lắng thái quá sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và kết quả học tập của U15 chúng mình - Tranh minh họa được thực hiện bằng AI
Vì vậy, hãy cùng Mực Tím nhận diện và tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để không va phải “người bạn khó chịu” này nhé!
“Trong lớp có một nhóm khoảng 5 bạn không thích mình, giờ ra chơi một số bạn nam còn chọc ghẹo bảo mình không lo giảm cân đi, đã không đẹp mà còn mập nữa”, V.H (lớp 9 một trường THCS tại TP.Thủ Đức) tâm sự khi được hỏi thăm.
V.H kể: “Mình là một học sinh bình thường, ngày ngày đi học và chiều về phụ giúp mẹ buôn bán quán phở ở chợ. Từ mùa hè năm lớp 8, mình bắt đầu tăng cân gần 65kg với chiều cao 1m53. Mình biết bản thân đang tăng cân không phanh nhưng mình đã nỗ lực giảm cân rồi mà vẫn bị các bạn ấy đem ra cười cợt”.
Theo lời cô nàng, nhiều lần bạn đã mách với cô giáo chủ nhiệm giải quyết nhưng sau khi bị nhắc nhở xong các bạn ấy vẫn vậy.
“Mình thường xuyên khóc rất nhiều trước khi ngủ, tự nhủ sẽ cố gắng giảm cân để các bạn không chọc ghẹo nữa nên suy nghĩ hoài à, buồn lắm!”, V.H tâm sự.
Trong trường hợp khác N.N (lớp 7 một trường THCS tại quận Tân Bình) tâm sự: “Ba mẹ không còn ở cạnh nhau từ năm mình 11 tuổi. Mẹ đi làm nơi khác còn mình ở với ba, thỉnh thoảng mẹ sẽ gọi về hỏi thăm.
Từ ngày đó, đêm nào trước khi ngủ mình cũng suy nghĩ đến chuyện này rồi tự buồn một mình. Có lúc, không may gặp một vấn đề gì đó trong cuộc sống hoặc bị ai đó trách mắng, mình đều nghĩ đến sự đổ vỡ của ba mẹ và suy nghĩ tiêu cực cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, mình cảm thấy rất mệt mỏi nhưng không thể nói được với ai”.
Chuyên gia tâm lý Cao Kim Thắm (Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chi nhánh TP.HCM) chia sẻ, hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, các bạn trẻ dễ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý.
Chuyên gia tâm lý Cao Kim Thắm - Ảnh: NVCC
Hội chứng Overthinking (suy nghĩ quá nhiều) có thể xuất phát từ việc các bạn gặp phải như:
• Áp lực về học tập, áp lực về điểm số, thi cử.
• Áp lực từ phụ huynh mong cầu quá lớn ở con cái, đặt ra những yêu cầu khắt khe.
• Áp lực đồng trang lứa, sự so sánh giữa bạn này và bạn khác.
• Tâm lý lo lắng thái quá.
• Gặp phải tổn thương trong gia đình.
Thậm chí, hội chứng này còn có thể liên quan đến yếu tố di truyền nếu ba hoặc mẹ là người mắc hội chứng Overthinking.
Chuyên gia Cao Kim Thắm cho biết thêm, khi rơi vào hội chứng Overthinking, các bạn sẽ bị ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự phát triển tâm lý của bản thân.
• Để cải thiện tình trạng này, các bạn hãy liệt kê ra những vấn đề khiến các bạn lo lắng, suy nghĩ quá nhiều để nhận thức rằng việc nào có thể tự xử lý và việc nào cần sự hỗ trợ từ người thân, nhà trường.
Ví dụ: Sắp tới kỳ thi môn Toán, các bạn cảm thấy lo lắng dù đã nỗ lực hết sức nhưng vẫn không tự tin, lúc này các bạn nên chia sẻ với ba mẹ. Có thể ba mẹ sẽ trao đổi với thầy cô để hỗ trợ thêm hoặc cho các bạn học thêm để tăng thêm sự tự tin.
• Với những vấn đề khác, nếu cảm thấy mình đã suy nghĩ quá nhiều, các bạn nên chia sẻ với phụ huynh, thầy cô hoặc bạn bè để cùng giải quyết một cách thấu đáo. Trong trường hợp vấn đề này đã kéo dài một thời gian mà bản thân hoặc gia đình không thể cải thiện được hãy tìm đến phòng tham vấn tâm lý học đường trong trường học hoặc gặp bác sĩ, chuyên gia để được hỗ trợ.
• Điều quan trọng là các bạn nên liệt kê ra những ưu điểm, nhược điểm của bản thân để chấp nhận chính mình, nhận ra rằng mình cũng có những ưu điểm đáng khen ngợi. Đối với vấn đề chưa tốt, tìm cách cải thiện, tuyệt đối không tự tạo thêm áp lực cho bản thân.
Chuyên gia Cao Kim Thắm cho rằng, xét về mặt tâm lý, mỗi người đều có những nỗi lo hay sự sợ hãi nhất định.
Điều này có thể giúp chúng ta tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc hay kỳ thi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu nỗi lo sợ này kéo dài và khiến chúng ta suy nghĩ quá nhiều hoặc khi vấn đề đã được giải quyết nhưng chúng ta vẫn còn cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Đôi khi đó chỉ là một vấn đề bình thường nhưng khiến chúng ta lo lắng thái quá, mất ngủ, không quản lý được cảm xúc, dễ nóng giận, lúc nào cũng cảm thấy chán nản và mệt mỏi, thì đây không còn là cảm xúc bình thường nữa.
Vấn đề này đã ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn và trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Để đồng hành cùng con, ba mẹ cần xem lại cách giao tiếp giữa mình và con cái, liệu ba mẹ đã thực sự lắng nghe con và tạo ra môi trường chia sẻ hay chưa, có vô tình áp đặt hoặc gây ra áp lực nào hay không?
Ba mẹ cần thường xuyên chia sẻ, động viên và tìm hiểu những vấn đề mà con quan tâm, lo lắng để giúp con cảm thấy an toàn và dễ dàng chia sẻ.
Ngoài ra, về phía nhà trường, thầy cô cũng cần quan sát học sinh để phát hiện xem các bạn có gặp phải vấn đề căng thẳng gì không.
Trong tiết sinh hoạt, giáo viên cần lồng ghép thêm những bài học kỹ năng về tâm lý để giúp học sinh giải quyết vấn đề.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận