Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Dọn dẹp phòng trọ sẽ khiến không gian sống trở nên sạch sẽ, tinh tươm hơn, giúp sinh viên tăng mood học tập.
Tuy nhiên, với những bạn bận rộn với lịch học dày đặc hay phải đi làm thêm, việc duy trì sự gọn gàng cho không gian sống là một thách thức.
Bạn Lê Minh Anh (sinh viên năm 2, ĐH Kinh tế TP.HCM) cho biết có những hôm bạn chạy deadline cả ngày nên đến lúc về phòng chỉ muốn ngủ liền, việc dọn dẹp phòng trọ cứ thế bị trì hoãn.
Minh Anh thừa nhận rằng từng có nhiều lần phòng của cô bạn bừa bộn đến mức không còn chỗ để ngồi học. Điều đó khiến bạn cảm thấy áp lực vì vừa khó tập trung học, lại vừa mất thời gian tìm kiếm đồ đạc.
Để giải cứu tình trạng trên, các bạn sinh viên "dày dặn kinh nghiệm" trong chuyện dọn dẹp phòng trọ đã đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Để việc dọn dẹp không trở thành gánh nặng, bạn Lê Thu Thủy (sinh viên năm 4, ĐH Kinh tế TP.HCM) đã học cách chia nhỏ công việc và thực hiện đều đặn.
Thay vì để đến cuối tuần mới dọn, bạn thường chia nhỏ lịch dọn như hôm nay lau bàn, ngày mai dọn giường. Dần dần, bạn thấy phòng luôn sạch sẽ mà không mất nhiều thời gian.
Chỉ cần 10-15 phút dọn dẹp mỗi ngày, phòng trọ sẽ luôn trong tình trạng gọn gàng, sạch sẽ.
Một trong những phương pháp dọn dẹp thông minh mà nhiều sinh viên áp dụng là sắp xếp đồ đạc theo khu vực và chức năng.
Bạn Minh Anh gợi ý: "Mình thường dành một góc phòng để chứa sách vở, một góc khác cho đồ dùng cá nhân như mỹ phẩm, quần áo, Khi đã phân chia rõ ràng, quá trình tìm kiếm đồ đạc sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn".
Ngoài ra, việc sử dụng các vật dụng lưu trữ như hộp đựng đồ, kệ sách, giá treo cũng giúp tiết kiệm không gian và giữ cho phòng trọ trông gọn gàng hơn.
Cũng áp dụng cách sắp xếp đồ vật theo trật tự, bạn Nguyễn Xuân Hoàng (sinh viên năm 4, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) kể lại câu chuyện vui. Sau kỳ thi, bạn và bạn cùng phòng quyết định tổng vệ sinh phòng trọ. Cả hai mất hơn 4 tiếng để dọn dẹp.
Trong quá trình dọn, cả hai phát hiện ra những món đồ mình đã quên từ lâu, từ quyển sách yêu thích đến chiếc áo khoác mà bạn đã tìm kiếm suốt cả tháng trời.
"Sau lần đó, mình nhận ra rằng việc giữ phòng gọn gàng không chỉ giúp mình dễ dàng tìm kiếm đồ đạc mà còn giảm căng thẳng đáng kể khi không phải sống trong sự bừa bộn", Hoàng nói.
Nguyên tắc "dọn ngay sau khi dùng" cũng được nhiều sinh viên áp dụng để tránh tình trạng bừa bộn. Thói quen này không chỉ giữ không gian sạch sẽ mà còn giúp sinh viên cảm thấy nhẹ nhàng, không bị "ngợp" trong khối lượng công việc dọn dẹp.
Xuân Hoàng chia sẻ: "Mình luôn cố gắng dọn dẹp ngay sau khi sử dụng, như là cất gọn sách vở sau khi học xong hoặc rửa bát ngay sau khi ăn".
Tuy thói quen này đôi khi khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi, nhưng Hoàng cho rằng việc đó sẽ giúp bạn tránh tích tụ sự bừa bộn và phải dọn dẹp một lần lớn sau này.
Bên cạnh đó, Hoàng cũng tập thói quen chỉ giữ lại những món đồ thực sự cần thiết để phòng trở nên thoáng đãng và gọn gàng hơn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận