Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cô Phan Thụy Vân Trinh (Trường tiểu học Giồng Ông Tố, Thủ Đức) đã có hơn 20 năm gắn bó với Giải Lê Quý Đôn - Ảnh: NVCC
Ra trường năm 1997, cô Phan Thụy Vân Trinh (47 tuổi) về công tác tại Trường tiểu học Huỳnh Văn Ngỡi 26 năm trước khi chuyển về dạy tại Trường tiểu học Giồng Ông Tố. Trong ngần ấy năm, cô Vân Trinh đã có nhiều kỷ niệm gắn bó cùng Giải Lê Quý Đôn.
Biết đến Giải Lê Quý Đôn từ năm 2005 do trường phát động, cô Trinh tích cực tìm hiểu và đầu tư giải này cho các em học sinh.
Nhắc về những năm tháng ấy, cô bồi hồi nhớ lại Giải Lê Quý Đôn năm học 2006-2007. Năm đó, lớp cô dạy có tới hơn nửa lớp vào vòng chung kết và nhiều bạn đạt giải cao. Niềm vui vỡ òa cho cả cô trò và phụ huynh.
Từ đó về sau, nhiều lứa học trò của cô đều đặn góp mặt trong các vòng chung kết.
Hơn 20 năm trôi qua, giờ đây, nhiều lứa học trò tham gia Giải Lê Quý Đôn cũng đã trưởng thành. Trong số đó, cô vẫn nhớ nhất cậu học trò Hồ Đại Dương (sinh năm 1998) nay đang làm việc tại bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Đó là cậu học trò nhỏ con mà học giỏi, viết chữ đẹp. Cô kể: “Hồi đó cô viết chữ ra sao là bạn viết lại giống hệt. Học giỏi mà còn có năng khiếu vẽ đẹp và lúc nào cũng tự giác làm.”
Là giáo viên dạy lớp 2 và chuyên về luyện chữ đẹp, cô rất chăm chút trong việc rèn chữ và hướng dẫn học trò cách trang trí bài sao cho sáng tạo.
Học sinh lớp 1, lớp 2 thường chưa có nhiều sự tập trung nên cô bỏ nhiều thời gian hơn để hướng dẫn các bạn. Trong một lớp, cô luôn nghĩ ra các ý tưởng khác nhau và hướng dẫn cho các bạn trang trí.
Thầy Nguyễn Hoàng Tuấn (31 tuổi, Trường tiểu học Linh Chiểu, TP. Thủ Đức) nhớ lại ngày còn công tác ở Trường tiểu học Bình Chiểu. Nhờ sự triển khai của trường mà mỗi kỳ, các khối lớp đều tham gia giải với tỷ lệ rất cao.
Ngày đó, cứ chiều tan trường, thầy lại chở bài thi của các lớp từ Thủ Đức lên tòa soạn ở quận 3 để nộp bài. Sau đó, thầy lại chở báo Nhi đồng TP.HCM ngược về cho các bạn.
Năm học 2018-2019, trường thầy tự hào khi có bạn đạt thủ khoa và giải khuyến khích tại vòng chung kết.
Để tạo sự hào hứng với Giải Lê Quý Đôn, nhà trường và thầy Tuấn triển khai tặng phiếu cho các bạn sau khi nộp bài Lê Quý Đôn. Thứ hai hằng tuần, các lớp sẽ gom phiếu lại lên bỏ vào thùng.
Sau đó, thầy cô sẽ bốc thăm ra 10 phiếu tương ứng với 10 phần quà nhỏ. Hình thức thưởng này vừa khuyến khích phong trào thi đua vừa tạo niềm vui cho các bạn.
Mỗi tuần, thầy Tuấn còn lọc ra các nội dung trong báo Nhi Đồng TP.HCM, Khăn Quàng Đỏ đưa cho các bạn trong đội Đội phát thanh măng non. Sau đó, các bạn sẽ chọn ra những bài phù hợp rồi tự nói trên trang của liên đội.
Là tổng phụ trách Đội giỏi, thầy khiêm tốn cho biết bản thân chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. Thầy cũng luôn tự hào vì các bạn đều rất giỏi và chủ động.
Thầy Hoàng Tuấn và bạn Linh Nhi (Liên đội trường Trường tiểu học Linh Chiểu) nhận bằng khen của Thành Đoàn TP.HCM - Ảnh: NVCC
Gắn bó với Giải Lê Quý Đôn đến nay đã được 10 năm, cô Nguyễn Vĩ Ngọc Kiều (29 tuổi, giáo viên tại Trường tiểu học Võ Văn Tần, quận 6) đã có thời gian đảm nhiệm vai trò tổng phụ trách và đồng thời là giáo viên dạy lớp 3 tại trường cũ. Bởi vậy, cô Kiều có sự gắn bó mật thiết với Giải Lê Quý Đôn ở cả hai vị trí.
Khi ở vai trò tổng phụ trách, cô Kiều luôn động viên, khuyến khích và hướng dẫn các giáo viên khác cho các bạn đăng ký tham gia giải.
Ở vai trò giáo viên dạy lớp, cô Ngọc Kiều thích các nội dung trong báo Nhi Đồng TP.HCM nên triển khai đến phụ huynh lớp mình đăng ký mua báo 100% để giải bài Lê Quý Đôn.
Cô thường xuyên tổ chức cho các bạn tiết đọc báo hoặc tham gia những trò chơi có trong báo để giúp các em thích thú hơn trong học tập.
Với những bài thơ, văn xuôi, truyện ngắn trên báo phù hợp với nội dung đọc mở rộng của chương trình Tiếng Việt lớp 3, cô hướng dẫn học sinh đọc báo để viết phiếu đọc sách trong môn Tiếng Việt thay vì phải đi ra nhà sách tìm sách truyện phù hợp.
Dù ở vai trò nào, cô Kiều cũng rất tích cực triển khai Giải Lê Quý Đôn đến học trò - Ảnh: NVCC
Có hôm bận nhiều công việc, cô quên việc giải bài. Thế là có bạn học sinh trong lớp nhắc cô rất dễ thương: “Cô ơi, hôm nay mình không làm bài Lê Quý Đôn hả cô? Nay thứ ba rồi, mai hạn chót nộp bài rồi.”
“Lúc đó mình cảm thấy rất vui vì tạo được thói quen cũng như thời khoá biểu cố định giúp các em nhớ những hoạt động học tập của mình.” - cô Kiều chia sẻ.
Ngoài niềm vui đó, có nhiều lúc cô cũng phải bất ngờ trước những bài làm trang trí bắt mắt thể hiện được sự sáng tạo và góc nhìn thú vị của các bạn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận