img

Năm học 2024 - 2025, Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM bước vào mùa giải thứ 30, và Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ bước sang năm thứ 26.

Đây là sân chơi học tập lâu năm nhất ở TP.HCM, gắn bó với nhiều thế hệ học sinh thành phố và các tỉnh thành phía Nam.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 1.

Những người sáng lập gọi Giải Lê Quý Đôn là một sân chơi học tập thay vì một cuộc thi.

Mỗi tuần, các em sẽ giải đề thi trên báo do thầy cô Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM biên soạn. Câu hỏi trong đề bám sát chương trình học ở trường. Không chỉ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học, đề thi Giải Lê Quý Đôn còn gợi mở các em ứng dụng kiến thức đó vào cuộc sống, đúng với phương châm "học đi đôi với hành".

Năm đầu tiên tổ chức Giải trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM (1995 - 1996), có khoảng 35.000 bài dự thi gửi về. Mùa giải đầu tiên trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ (1999 - 2000) nhận được 17.000 bài.

Giải Lê Quý Đôn: 30 năm chơi mà học

Năm học gần nhất (2023 - 2024), có tổng cộng 1.148.266 bài dự thi, với hơn 90.000 thí sinh đến từ 426 trường TH và THCS trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh. Những con số trên đã chứng minh sự phát triển và khả năng lan tỏa sâu rộng của Giải Lê Quý Đôn.

Mỗi năm, ban tổ chức chọn ra hơn 1.000 em đạt điểm cao để tranh tài trực tiếp ở vòng thi chung kết. Từ đó, ban giám khảo chấm chọn 117 em điểm cao nhất để trao giải.

Để Giải Lê Quý Đôn trở thành một sân chơi học tập đúng nghĩa, thầy cô Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cùng đội ngũ phóng viên Khối ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ luôn nỗ lực đổi mới không ngừng. Mỗi ngày thi vòng chung kết giống như một ngày hội - một cơ hội để các em trải nghiệm những điều mới mẻ, độc đáo.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 2.

Thí sinh thử tài đứng lên quả trứng sao cho không vỡ - Ảnh: BTC

Có năm, các em được tham gia làm thí nghiệm khoa học: dốc ngược chai mà quả bóng vẫn hít chặt không rơi, đứng lên quả trứng mà trứng vẫn không vỡ. Có năm, các em được xem tiểu phẩm sân khấu phản ánh tình trạng bạo lực tuổi học trò ngay tại sân trường.

Thú vị không kém là "tiệc sách". Các em được tự do lựa chọn cuốn sách mình yêu thích đang được bày trên "bàn tiệc" giữa sân trường, sau đó chia sẻ cảm nhận vào cuốn "Nhật ký đọc sách mini" do bản thân tự thiết kế.

Để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhiều thí sinh là trải nghiệm đi xe buýt mui trần, ngắm trọn thành phố thân yêu. Các em được nghe thuyết trình, được đi qua đừng cung đường và ngắm nhìn những địa điểm mà mình chưa bao giờ đặt chân đến.

Năm học 2022 - 2023, ở vòng thi chung kết, các em được chơi trò chơi dân gian, thưởng thức những món ăn vặt đường phố và tham quan con hẻm Sài Gòn. Tại đây, các em có cơ hội nghe các bác cựu chiến binh kể chuyện. Những câu chuyện xúc động thời kháng chiến đã góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong lòng thế hệ trẻ.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 3.

Thí sinh thi vòng chung kết làm bài trên xe buýt thay vì trong lớp học - Ảnh: BTC

Gần nhất, năm học 2023 - 2024, thí sinh thi vòng chung kết được vào Thảo Cầm Viên, đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Độc đáo hơn, các bạn còn tự thiết kế bài thi thành một ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của riêng mình.

Những trải nghiệm trên đều nhằm mục đích cung cấp kiến thức, làm giàu tri thức. Vượt ngoài sự khô khan, cứng nhắc của những số liệu, con chữ trong sách vở, các em được đi-nhìn-nghe-học, được tự do tiếp thu-ghi nhớ những điều mình tâm đắc. Lối học tập tự thân, tự chủ này giúp học sinh hứng thú hơn, nhiệt huyết hơn.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 4.

Thầy Nguyễn Bảo Quốc (phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) chia sẻ, những người tổ chức luôn hy vọng Giải Lê Quý Đôn phát triển theo hướng mới mẻ về hình thức, bổ ích về nội dung.

Những gì các em tiếp cận phải gắn liền với đời sống thực tiễn, học đi đôi với hành. Những năm sắp tới, giải sẽ gắn liền với chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ cách ra đề đến cách tổ chức.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 5.

Trải qua 3 thập kỷ, sân chơi Giải Lê Quý Đôn đã trở thành người bạn đồng hành thân thuộc của nhiều thế hệ học trò. Từ sân chơi này, các bạn đã trưởng thành, bay cao, bay xa để chinh phục ước mơ của mình.

Cô Huỳnh Thị Bình An (giáo viên Trường tiểu học Hanh Thông, quận Gò Vấp) là thí sinh tham gia Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM lần thứ 8 (năm học 2002 - 2003). 

Giờ cô An đã trở thành giáo viên, tiếp tục đồng hành cùng học trò trong quá trình tham gia Giải. Cũng có không ít thí sinh từ những mùa đầu tiên giờ đã trở thành bố mẹ, sẵn sàng đồng hành cùng con chinh phục danh hiệu thủ khoa.

Nhiều thí sinh khiến những người tổ chức Giải Lê Quý Đôn vừa tự hào, vừa hạnh phúc. Đạt được thành công nhất định trong cuộc sống, các bạn vẫn nhớ về ngôi nhà thân yêu mang tên Giải Lê Quý Đôn và nhiệt tình truyền lửa cho thế hệ đàn em.

Đàm Nguyễn Trọng Nhân đoạt Giải Lê Quý Đôn 3 năm liền, trong đó có 2 giải thủ khoa lớp 8 và lớp 9. Bạn là công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM năm 2015, tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo của Đại học Monash, Úc. Hiện Nhân đang là kỹ sư tại Microsoft, Canada.

Chính Giải Lê Quý Đôn đã cho Nhân động lực bước ra vùng an toàn, tự tin hơn, bồi đắp nhiều kỹ năng hơn. Đã nhiều năm trôi qua, bạn vẫn còn giữ đầy đủ 4 bộ áo thụng, gấu bông và nhiều phần quà khác.

Theo Nhân, Giải Lê Quý Đôn có những cái hay, tác động trực tiếp đến việc học lâu dài của bạn. Thứ nhất, dù bám sát chương trình học nhưng đề thi Lê Quý Đôn vẫn có những câu nâng cao nhất định. Đây là cơ hội để bạn thử thách bản thân.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 6.

Thứ hai, ở vòng chung kết, Nhân gặp rất nhiều người bạn đến từ các trường trong thành phố và các tỉnh. Nhờ vậy mà bạn rèn được tâm lý vững vàng trước đám đông. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả những kỳ thi sau này của Nhân. Thứ ba, Giải Lê Quý Đôn rất dễ tham dự. Các bạn chỉ cần mua báo rồi giải đề thi như làm bài tập về nhà.

Giống như Trọng Nhân, bạn Lê Nguyễn Nguyên Khôi xem Giải Lê Quý Đôn là bước đệm trưởng thành. Sau khi trở thành thủ khoa năm lớp 5, Khôi rủ em gái Anh Khuê cùng tham gia, hai anh em tuần nào cũng ngồi giải đề với sự động viên của ông ngoại.

Là nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Toán ứng dụng và Vật lý lý thuyết, mỗi ngày Khôi đều có những bài toán khác nhau để giải, giống như hồi xưa mỗi tuần bạn đều ngồi giải đề Lê Quý Đôn. Khôi nhận ra, sự kiên trì, chịu khó của bản thân đã được nuôi dưỡng từ ngày đó.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 7.

Hai gương mặt trưởng thành từ giải Lê Quý Đôn: Ngô Lâm Quang Duy (bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) và Khau Liên Kiệt (kỹ sư phần mềm Ngân hàng quốc gia Úc, trái) nhận quà lưu niệm từ anh Nguyễn Khắc Cường (phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ) - Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Tương tự, việc 3 năm liền đoạt Giải Lê Quý Đôn đã trở thành động lực, thúc đẩy Ngô Lâm Quang Duy học tập chăm chỉ. Duy được tuyển thẳng vào Khoa Y ĐHQG-HCM, tốt nghiệp bác sĩ Y khoa loại giỏi, danh hiệu Á khoa ngành Y khoa, hiện là bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.

Và thật trùng hợp, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 nơi Duy làm việc - bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương - chính là thí sinh tham gia Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM năm đầu tiên.

Với học sinh, Giải Lê Quý Đôn là một sân chơi học tập lý thú, nơi các em thỏa sức tung hoành, tìm tòi điều hay, điều mới. Còn với thầy cô giáo, Giải Lê Quý Đôn là nơi thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo trong việc dạy học. Thông qua Giải, thầy cô có thể đo lường mức độ tiếp thu của học sinh, từ đó hoàn chỉnh ý tưởng, sáng kiến giảng dạy của mình.

Ở Trường THCS Nguyễn Du (quận Gò Vấp), Trường TH Lê Văn Thọ (quận 12), Trường TH Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp), Trường TH Hanh Thông (quận Gò Vấp), đề thi Giải Lê Quý Đôn được thầy cô sưu tầm, lưu trữ làm tài liệu dạy học.

Cô Trần Thị Thu Ngân (phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tầm Vu, quận Bình Thạnh) miệt mài sưu tầm đề thi Giải Lê Quý Đôn từng kỳ và đề thi vòng chung kết hơn 10 năm qua. Cô xem đây là nguồn tư liệu quý.

30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ- Ảnh 9.

ĐẶNG HỒNG THẮM
ANH THY

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn Mực Tím: Những cái ôm không cần chạm vào nhau

    Truyện ngắn Mực Tím: Những cái ôm không cần chạm vào nhau

    "Ở cùng" là động từ có thể vượt ra khỏi ý niệm về thời gian và không gian. Ngẫm lại thì chúng tôi đã "ở cùng" nhau qua các đoạn hội thoại trực tuyến cho đến buổi dọn dẹp, ăn uống và thư giãn như hôm nay.

    Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM

    Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM

    Đó là đánh giá của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập truyền thống quen thuộc của học sinh TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam.

    Truyện ngắn Mực Tím: Công viên Mặt Trời

    Truyện ngắn Mực Tím: Công viên Mặt Trời

    Tháng năm... khi mùa hè tới, bầu trời quang đãng ít mây, nhất định chúng mình sẽ đi công viên Mặt Trời. Rồi mình sẽ lại được cùng ngắm nhìn thành phố từ trên cao, cùng nắm tay nhau, và cùng nhau đắm chìm vào khung cảnh lãng mạn ấy, một lần nữa.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cá bảy màu lấp lánh

    Truyện ngắn Mực Tím: Cá bảy màu lấp lánh

    Tôi chỉ mong sao Mi luôn lạc quan, vui tươi, rực rỡ như những chú cá bảy màu yêu thích của nhỏ. Và tôi cũng thầm cảm ơn nhỏ Mi vì đã xuất hiện trong một phần tuổi thơ của tôi, để những ngày hè ấy thật đáng nhớ, lấp lánh trong veo và rộn vang tiếng cười.

    Truyện ngắn Mực Tím: Hoa hướng dương tháng tư

    Truyện ngắn Mực Tím: Hoa hướng dương tháng tư

    Mai này đây, có thể tôi sẽ không còn thích Định nữa, nhưng những cảm xúc sống động nảy nở suốt những năm tháng đó tôi sẽ không bao giờ quên.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cho mình một ly trà bơ nữa nhé!

    Truyện ngắn Mực Tím: Cho mình một ly trà bơ nữa nhé!

    Trà Bơ xuất hiện trong chiếc váy trắng tinh và mái tóc được buông xõa trên vai, lùn hơn một chút so với tôi tưởng tượng. Tôi ngẩn ra vài giây. Bạn ấy chìa tay đưa cho tôi một chiếc túi vải có hình những quả bơ ngộ nghĩnh, cầm lên nặng trịch.

    Truyện ngắn Mực Tím: Những hạt mầm sẽ lớn

    Truyện ngắn Mực Tím: Những hạt mầm sẽ lớn

    Bây giờ, khi lần nữa nhìn vào nụ cười ấy dưới những tán cây, lòng tôi giống như một mảnh đất đã được cày xới đầy màu mỡ. Như cách gieo hạt giống rau vào lòng đất, Lâm cũng đã gieo vào lòng tôi một thứ tình cảm đặc biệt.

    Truyện ngắn Mực Tím: Minh Anh

    Truyện ngắn Mực Tím: Minh Anh

    Tôi lặng lẽ nhìn Minh Anh. Bạn đã học cách yêu lấy chính mình, không chỉ mỗi những khoảnh khắc rực rỡ, mà cả những vụn vỡ đã từng làm bạn tổn thương.

    'Mini concert' đặc biệt của quân và dân sáng 30-4

    'Mini concert' đặc biệt của quân và dân sáng 30-4

    Sáng 30-4, tại công viên 23-9 đã diễn ra chương trình văn nghệ do các chiến sĩ Quân khu 7 và Trường Sĩ quan Lục quân 2 biểu diễn.

    Góc xem diễu binh, diễu hành 30-4 quá độc lạ của người dân

    Góc xem diễu binh, diễu hành 30-4 quá độc lạ của người dân

    Nhiều người dân đã trèo cây, lên mái nhà, mang theo thang... để có tầm nhìn thuận lợi xem diễu binh, diễu hành sáng 30-4.