Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thư vừa bước vào lớp, nhóm con trai í ới gọi: “Ê, Thư lé, Thư lé”. Bạn nhìn một cái rồi bỏ về chỗ ngồi, xem như không nghe không thấy gì. Bạn nghĩ nếu mình bực tức đáp trả như mọi lần, thể nào các bạn ấy cũng cười phá lên thích thú vì trúng ý các bạn. Vì vậy, Thư dằn cơn giận, tỏ ra bình thường nhưng trong lòng dậy sóng.
Từ nhỏ, mắt của Thư hơi bị lé. Điều này làm bạn tự ti. Mỗi lần trò chuyện với ai, để tránh bị để ý, bạn cố gắng điều chỉnh mắt sao cho cân đối nhất có thể. Vậy mà các bạn nam nỡ lòng nào đem khuyết điểm ngoại hình của Thư đùa cợt.
Là lớp trưởng trong lớp, Thư thường xuyên nhắc nhở bạn bè. Có hôm nhóm con trai làm ồn, Thư lên tiếng, có bạn hét lại: “Im đi Thư lé” khiến bạn “xịt keo” cứng ngắc luôn.
Một số bạn khác bị con trai đặt nickname theo kiểu body shaming ngoại hình như “Ngọc heo”, “Minh lùn”...
Chưa hết nha, có một bạn nữ bị mùi cơ thể nên ngại ngùng lẫn xấu hổ về chuyện này. Vậy mà khi phát hiện ra, các bạn nam tỏ ra hí hửng, đặt ngay cho bạn ấy cái tên “H viêm cánh”. Mỗi lần gọi bạn ấy, cả đám cười chí chóe. Vậy là có duyên dữ chưa?
Quá đáng hơn nữa khi trong lớp có bạn thuộc diện hòa nhập, thường bị một bạn nam khác trêu ghẹo là thằng “có giấy”, học dở.
Thư khó chịu cho biết bạn không hài lòng kiểu bắt nạt, ăn nói thiếu tế nhị như thế. Bởi vậy khi có kết quả môn Tin học, bạn nam trêu chọc 5 điểm, trong khi bạn hòa nhập được 9 điểm. Thư và nhiều bạn trong lớp hả dạ lắm. Bạn nói người ta mà không nhìn lại mình.
Sau khi chuyện trò, dò hỏi nhiều bạn, mình đã tổng hợp được những kinh nghiệm sau để thoát khỏi cảnh bị chọc ghẹo đây.
1. Phớt lờ những lời chọc ghẹo, xem như không có chuyện gì xảy ra. Người ta chọc cốt ý để bạn bực bội, khó chịu phản ứng lại, mà bạn lại điềm tĩnh như thế, còn gì vui để ghẹo nữa.
2. Tự tin vào bản thân. Ai cũng có ưu và khuyết điểm, không ai hoàn hảo. Bạn cũng vậy. Khi bạn tự tin, chấp nhận bản thân, người khác cố tình châm chọc, bạn sẽ nhẹ nhàng lướt qua. Bạn không ngại, thì người khác sẽ ngại.
3. Xoay chuyển tình huống ngoạn mục từ kẻ bị tấn công sang người bình tĩnh đáp trả. Khi bị chọc ghẹo, bạn nhìn thẳng vào mặt đối phương, nghiêm giọng hỏi: “Ủa, bạn hoàn hảo lắm sao mà đi chọc mình?”. Hoặc bạn có thể nhẹ nhàng: “Có phải bạn thấy mình dễ thương nên kiếm cớ làm mình để ý?”.
Không chỉ lớp Thư mà các lớp khác cũng có một số bạn nam nói chuyện kém duyên, cư xử thô lỗ khiến con gái lắc đầu. Gọi bạn nữ mà oang oang “cái con kia”, xưng hô thì “tao-mày”…
Có khi đang ngồi học, một bạn nam (lớp 8, TP.HCM) còn cao hứng đứng dậy đập bàn, vênh vênh mặt theo mấy trend trên mạng xã hội. Khi bị tổ trưởng nhắc nhở, bạn ấy kiểu “đã làm gì đâu, đã nói gì đâu, đã chạm gì đâu”. Đám con trai còn hùa theo cười nữa chứ!
Cũng có thói quen hay trêu người khác, Hùng (lớp 8, TP.HCM) bật mí nhiều khi con trai nói cho vui chứ không có ác ý gì. Các bạn nữ không thích thì tỏ vẻ không quan tâm, thờ ơ bỏ qua. Bạn nào càng chọc càng quạu, Hùng và các bạn khác càng thích trêu hoài.
Ăn nói kém duyên, khiến người khác buồn thì phải thay đổi chứ.
Những năm học trước, con trai lớp của Thúy (lớp 9, TP.HCM) cũng hay trêu chọc, ăn nói kém duyên.
Thúy có chiều cao khiêm tốn, nhóm con trai gặp đã gọi “lùn”. Có bạn còn cố tình đi ngang Thúy, giả bộ phóng tầm mắt ngó ngang dọc hỏi có ai thấy bạn Thúy không. Thúy nổi giận, cầm chổi rượt chạy khắp hành lang, cầu thang. Vậy chứ nghỉ hè, cả lớp không gặp nhau, Thúy lại nhớ mấy kỷ niệm đó mà ôm bụng cười.
Tự dưng năm nay lên lớp 9, các bạn nam trầm tính, nói chuyện ý tứ hẳn và còn ga lăng với các bạn nữ. Lạ lùng chưa! Còn Thúy cũng bỏ cái kiểu sơ hở là giận, là méc, là bực nên thấy mọi chuyện vui vẻ hơn.
Thúy chia sẻ chuyện các bạn hay chọc vẫn còn nha, nhưng chủ yếu vui vẻ chứ không lố như các năm trước.
--> Mỗi bạn tích cực, lạc quan, cả lớp hòa thuận hơn mới vui nè!
Các bạn có thể nói chuyện và cư xử tôn trọng con gái và tất cả mọi người được không?
Trước khi phát ngôn hoặc làm gì đó, các bạn thử một lần đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác xem cảm giác thế nào. Mỗi lần nghe những lời dè bỉu, chê bai, châm chọc, bạn có biết kinh khủng đến cỡ nào. Không phải bạn nào cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua những điều tồi tệ như thế.
Con trai cần phải trưởng thành trong cả lời ăn, tiếng nói của mình nhé!
Bạn Thư (lớp 7, TP.HCM)
(Để bảo vệ sự riêng tư, tác giả đã đổi tên các nhân vật trong bài)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận