Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
M.C (19 tuổi, quận Bình Tân) cho biết mình thuộc team OCD. Bạn mất rất nhiều thời gian chỉ để dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc bởi nhìn đâu cũng thấy bụi bẩn.
Có lần, bạn nổi nóng với đứa cháu họ chỉ vì cậu bé tò mò, lỡ tay làm xáo trộn vật dụng trên bàn học, kệ sách của bạn. Dù mẹ cậu bé đã sắp xếp lại nhưng M.C vẫn không ưng ý. Bạn phải sắp xếp mọi thứ theo trật tự như mình mong muốn.
Cũng bởi tính sạch sẽ, trật tự quá mức mà M.C bị bạn bè, người thân cho là khó tính, già trước tuổi. Bản thân M.C cũng biết mình khó tính nhưng không biết làm thế nào để cải thiện. “Mình cảm thấy bứt rứt, khó chịu, không thể tập trung làm việc khác... nếu mọi thứ không ngăn nắp, sạch sẽ theo ý mình” - M.C cho biết.
Hầu như ai cũng có lúc lo lắng về điều gì đó nhưng nếu lo đến mức ám ảnh như M.C thì coi chừng bạn đã mắc chứng OCD (viết tắt của Obsessive Compulsive Disorder: rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Những người bị OCD thường có suy nghĩ ám ảnh và thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm căng thẳng.
Bệnh lý này xuất phát từ những suy nghĩ ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại, gây ra sự hoang mang, lo âu không cần thiết.
Chẳng hạn như cô bạn M.C ở trên, ám ảnh sự ngăn nắp nên lúc nào cũng phải dọn dẹp. Tương tự, những bạn ám ảnh sự sạch sẽ thì sờ đâu cũng thấy vi trùng, và họ đối phó bằng cách rửa tay suốt ngày.
Ám ảnh nhiều vô kể, hay gặp hơn cả là ám ảnh tai họa, dọn dẹp, kiểm tra, con số, ngoại hình... Khi bị ám ảnh, các bạn sẽ tự có hành vi “cưỡng chế” tương ứng như không dám ra đường, dọn dẹp nhà cửa luôn tay, kiểm tra hết mọi thứ mà vẫn không yên tâm, rửa tay không ngừng, tẩn mẩn sắp xếp mọi thứ trật tự, “thề” không soi gương...
Sự ám ảnh quá mức tác động xấu đến sinh hoạt, học tập, vui chơi. Thay vì ngủ sớm, nhiều bạn bị mất ngủ bởi cả tối cứ phải kiểm tra đi kiểm tra lại bài tập đã làm đúng chưa. Nhiều bạn không dám ra đường, không dám đi xe đạp bởi nhìn đâu cũng thấy tai nạn...
Ám ảnh đứng sau chứng sợ xã hội, trầm cảm, cũng là nguyên nhân của nhiều nạn tự tử ở thanh thiếu niên.
Chúng ta có vô số sự bất an nhưng chưa đến mức ám ảnh. Cần phân biệt giữa âu lo thông thường và ám ảnh để không bị chẩn bệnh và điều trị oan như bệnh rối loạn tâm thần. Quan trọng là sớm nhìn ra những ám ảnh “còn xanh” để ngăn chúng “chín muồi”, trở thành OCD.
Điểm khác nhau mấu chốt là âu lo thông thường sẽ không quá bám riết, dễ thoát ra, không quá kỳ cục, nhất là không gây ảnh hưởng xấu cuộc sống nạn nhân như ám ảnh.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có “cảm tình” với thanh thiếu niên... OCD có thể nhạt dần và khỏi hẳn khi trưởng thành, nhưng phần lớn phải điều trị.
Nguyên do ban đầu được cho là thiếu trải sự đời. Tuy nhiên, OCD hiện được xác nhận là lỗi từ di truyền, dẫn truyền thần kinh (serotoin), stress, môi trường và cả vi khuẩn. Nhiều bạn sau viêm họng liên cầu khuẩn xuất hiện các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế.
Như đã nói, rất dễ nhầm lẫn giữa lo âu thông thường và ám ảnh. Thế nên, để chẩn đoán OCD cần phải được thăm khám chuyên môn. Khi đã xác định bị OCD thì bệnh nhân được điều trị như một bệnh rối loạn tâm thần gồm liệu pháp hành vi - nhận thức, thuốc (tái hấp thu serotonin, chống trầm cảm...).
Liệu pháp hành vi - nhận thức (BCT) là át chủ bài trong chữa chạy rối loạn tâm thần. Trong đó chiêu “đối mặt và đương đầu” hay dùng nhất.
Cụ thể, nếu bạn ám ảnh sự sạch sẽ, bạn có thể tập đương đầu với nó bằng cách ngồi trước một thau quần áo bẩn to đùng. Lúc này, bạn phải tự chống chọi lại hành vi xông tới giặt sạch mớ đồ.
Với những bạn trẻ chớm mắc OCD, hay chỉ mắc bệnh cả lo, có thể có những sáng tạo BCT riêng cho mình. Dù vậy, điều trị OCD ở thanh thiếu niên rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường, bạn bè. Việc coi thường hay chế giễu sẽ khiến OCD nặng thêm, trở thành hết thuốc chữa.
* Thư giãn với bài tập thở, giãn cơ và thực hành chánh niệm (tập trung tâm trí vào việc làm).
* Nghĩ và tự nói chuyện tích cực với bản thân. Thay vì tự nhủ: “Tôi đang lo”, hãy nghĩ: “Tôi không sao”, “Tôi ổn”.
* Tạm gác lo âu bằng việc đá bóng, nghe nhạc...
* Tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi.
* Cho lo lắng vào hộp: ghi ra ám ảnh, cho nó vào hộp và niêm phong. Một hiệu ứng chống bất an trong trẻ con nhưng vô cùng hiệu quả.
* Liệu pháp “đối mặt và đương đầu” có thể được triển khai cho mọi loại ám ảnh. Ví dụ, ám ảnh tai nạn hãy bước ra đường phố nhiều hơn, ám ảnh giao tiếp càng phải lao vào đám đông...
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận