Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bạn trẻ stress vì tin nhắn công việc bất kể giờ giấc - ẢNH MINH HỌA DO AI TẠO
Bạn Nguyễn Ngọc Hương Giang (sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn), hiện đang làm bán thời gian tại một công ty truyền thông. Những tin nhắn công việc bạn nhận được nhiều nhất là của sếp.
Những dòng tin “Ủa em”, “Sao chưa thấy”... kèm hình ảnh là nội dung Hương Giang thường nhận được trong các nhóm chat công việc. Chuyện này diễn ra thường xuyên khiến Hương Giang cảm thấy không thoải mái.
“Công việc 8 tiếng đồng nghĩa với việc ngoài 8 tiếng đó, công ty cần tôn trọng thời gian riêng tư của mọi người. Nhận những thông báo ngoài giờ làm việc khiến mình thấy phiền”, Hương Giang bày tỏ.
Đồng cảnh ngộ, bạn Lâm Chí Tường (sinh viên Trường cao đẳng FPT Polytechnic) cũng thường nhận thông báo từ công ty khi đi làm thêm.
Các thông báo thường liên quan đến việc cập nhật tiến độ, nhắc nhở deadline, phân công nhiệm vụ mới hoặc phản hồi về các công việc đang xử lý.
Tiếng thông báo khiến Chí Tường căng thẳng, dẫn đến stress. Những tin nhắn thường là công việc đột xuất hoặc cần xử lý gấp.
“Với mình, nỗi sợ này đến từ áp lực công việc, kỳ vọng cao từ cấp trên và cảm giác phải luôn ‘trực chiến’ dù đang nghỉ ngơi”, Chí Tường cho biết.
Tuy vậy, Chí Tường đồng tình với quan điểm cho rằng nỗi sợ này khiến bạn làm việc trách nhiệm hơn.
Bạn nói: “Mặc dù nó khiến mình căng thẳng nhưng cũng giúp mình cập nhật công việc kịp thời, duy trì kết nối với nhóm và thể hiện mình là người có trách nhiệm”.
Chí Tường cũng hy vọng giữa mình và sếp, đồng nghiệp cần có quy ước rõ ràng hơn giữa giờ làm và nghỉ để không biến công việc thành gánh nặng tinh thần.
Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Văn Tường (chủ nhiệm bộ môn Tâm lý học giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho biết tiếng thông báo công việc dễ kích hoạt phản ứng “chiến hay biến” (fight or flight response) trong hệ thần kinh.
Khi lặp đi lặp lại trong thời gian dài, hiện tượng này có thể dẫn đến căng thẳng mạn tính, lo âu, làm giảm sự tập trung, giảm khả năng sáng tạo và năng suất tổng thể.
“Theo một khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ năm 2021, những ‘thông báo số’ là một trong các yếu tố gây gián đoạn tâm lý phổ biến nhất nơi làm việc, khiến nhân viên mất trung bình 23 phút để trở lại trạng thái tập trung ban đầu sau mỗi lần bị ngắt quãng”, chuyên gia thông tin.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tường cho rằng điều này không hoàn toàn xấu, nhưng là dấu hiệu cảnh báo.
Thầy nói thêm: “Ở mức độ nhẹ, nỗi sợ này giúp người trẻ nhận diện áp lực và nhu cầu cân bằng lại cuộc sống số. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ này gây né tránh, mất ngủ, kiệt sức, thì đây có thể là biểu hiện của stress nghề nghiệp (occupational stress) hoặc hội chứng kiệt sức (burnout), cần được can thiệp kịp thời”.
Để bạn trẻ thích nghi với tiếng thông báo số, chuyên gia này cho rằng có thể áp dụng nhiều chiến lược.
Thứ nhất là quản lý thông báo thông minh bằng việc tắt âm thông báo không khẩn cấp, đặt “giờ im lặng”, dùng ứng dụng tập trung để làm chủ thời gian online.
Thứ hai là phân tách công việc - cá nhân rõ ràng, dành thời gian trong ngày cho “khoảng trắng kỹ thuật số” (digital detox).
Thứ ba là tái lập cảm xúc tích cực với công nghệ, biến nó thành nơi có cả tương tác tích cực như gửi lời cảm ơn, chia sẻ tin vui.
Và cuối cùng là nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần lâu dài như thiền, viết nhật ký, tham gia các nhóm hỗ trợ tâm lý trong trường hoặc cộng đồng…
“Suy cho cùng, nỗi sợ tin nhắn công việc không đơn thuần là chuyện nhỏ, mà là bức tranh phản chiếu sự quá tải thông tin và mất cân bằng tâm lý trong thời đại số.
Học cách lắng nghe tín hiệu cơ thể và chủ động điều chỉnh thói quen số là chìa khóa để bạn trẻ thích nghi tốt hơn, sống khoẻ và làm việc hiệu quả hơn”, tiến sĩ khẳng định.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận