Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thông tư 29 quy định rõ không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống - Ảnh minh họa: HOÀI THƯƠNG
Theo tiến sĩ Đào Lê Hòa An, có 4 lý do khiến học sinh gặp khó khăn, thậm chí sợ... phải tự học.
Thứ nhất, các bạn không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều bạn không có kỹ năng lập kế hoạch học tập hoặc chưa biết cách chọn lọc tài liệu phù hợp.
Thứ hai, các bạn thiếu động lực. Khi không có sự hướng dẫn hay giám sát, học sinh dễ bị phân tâm hoặc mất hứng thú.
Thứ ba là áp lực kết quả. Nếu chỉ xem tự học là cách để đạt điểm cao, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng thay vì tìm thấy niềm vui trong việc khám phá kiến thức.
Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hoà An (thành viên Ban tư vấn Chính sách, Pháp luật cho thanh thiếu nhi của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) - Ảnh: NVCC
Cuối cùng là do hiểu sai về tự học. Nhiều bạn nghĩ rằng tự học có nghĩa là ngồi một mình với sách vở, không được thảo luận hay nhờ sự giúp đỡ.
Tiến sĩ Hòa An khẳng định tự học không có nghĩa là cô lập bản thân. Để tự học hiệu quả, học sinh có thể áp dụng nhiều cách.
Phổ biến nhất là học theo nhóm. Thảo luận với bạn bè giúp các bạn hiểu sâu vấn đề và tạo động lực học tập.
Ứng dụng công nghệ cũng là một cách hay. Các bạn có thể sử dụng các nền tảng học trực tuyến, video bài giảng, ứng dụng hỗ trợ ghi chú và quản lý thời gian.
Hãy chủ động tìm kiếm thông tin. Không chỉ dựa vào sách giáo khoa, bạn nên đọc thêm tài liệu, xem video, nghe podcast liên quan đến bài học. Và dĩ nhiên, chúng ta có quyền tìm đến sự hỗ trợ. Khi gặp khó khăn, đừng ngại hỏi giáo viên, bạn bè hoặc tham gia các diễn đàn học tập.
Theo tiến sĩ Hòa An, khi bước vào thị trường lao động, bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, làm việc nhóm, quản lý thời gian… sẽ quyết định sự thành công của một cá nhân.
Ví dụ, kỹ năng giao tiếp giúp bạn trình bày ý tưởng rõ ràng, làm việc hiệu quả với đồng nghiệp. Tư duy phản biện giúp bạn đánh giá vấn đề một cách logic, không bị rập khuôn trong cách giải quyết công việc.
Làm việc nhóm giúp bạn thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, nơi sự phối hợp giữa các cá nhân là yếu tố then chốt. Quản lý thời gian giúp bạn làm việc hiệu quả, giảm căng thẳng trong công việc.
Có nhiều cách giúp học sinh bổ sung kỹ năng mềm ngay từ khi còn đi học. Tiến sĩ Hòa An gợi, cách phổ biến nhất là tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án xã hội giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo.
Các bạn cũng nên thực hành kỹ năng giao tiếp thông qua việc thuyết trình trước lớp, viết luận, tranh biện… Đây đều là những cách giúp rèn luyện khả năng diễn đạt.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Hòa An, gia đình cũng nên tạo điều để con cái học thêm các khóa kỹ năng. Hiện có nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng sống, khóa học trực tuyến giúp học sinh tiếp cận với các kỹ năng mềm cần thiết.
Nhiều phụ huynh, học sinh khi nhắc đến "học thêm" thường chỉ nghĩ đến các lớp bổ trợ toán, văn, anh… để nâng cao điểm số. Tuy nhiên, còn nhiều kỹ năng mềm khác cũng quan trọng không kém cần được bồi dưỡng.
Thực tế, nhiều học sinh đã "lột xác" ngoạn mục nhờ bồi dưỡng kỹ năng mềm.
Bạn Nguyễn Trung Quân (sinh viên năm 3, Trường đại học FPT TP.HCM) từng là một người nhút nhát, ít giao tiếp khi còn học cấp ba. Nhưng khi vào đại học, Quân nhận ra rằng chỉ giỏi kiến thức chuyên môn là chưa đủ, bạn cần học thêm kỹ năng mềm để tự tin trong học tập và công việc sau này.
"Trước đây, mình rất ngại phát biểu trong lớp, nhưng sau khi được bạn thân, cũng là thành viên của một câu lạc bộ kỹ năng, rủ tham gia khóa học giao tiếp miễn phí ngắn hạn, mình đã tự tin hơn rất nhiều" - Quân chia sẻ.
Sau khóa học, Quân tiếp tục chủ động tìm hiểu, tham gia các buổi tư vấn, chia sẻ trực tuyến về quản lý thời gian, tư duy phản biện…
Nhờ đó, không chỉ đạt kết quả học tập tốt, Quân còn thường xuyên đảm nhận vai trò thuyết trình trong các bài thuyết trình nhóm ở lớp. "Mình nhận ra học thêm không chỉ là học văn hóa, mà còn là học để hoàn thiện bản thân" - bạn nhận định.
Nguyễn Võ Ngọc Giàu (học sinh Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM) được ba mẹ tạo điều kiện tham gia các lớp kỹ năng mềm từ bé. Chính nền tảng ấy đã bạn tự tin, dạn dĩ.
Cô bạn bật mí: "Trên lớp, mình hay xung phong phát biểu. Có thắc mắc bài vở là mình trao đổi liền. Về nhà làm bài không hiểu thì mình nhắn tin hỏi giáo viên".
Nhờ dám hỏi, dám nói nên Giàu có thể giải quyết nhanh gọn những vướng mắc trong việc học, còn có thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Chính những kỹ năng mềm đã giúp Giàu ghi điểm, tạo ấn tượng với thầy cô, bạn bè - Ảnh: NVCC
Giàu tự học với tài liệu sưu tầm từ các nguồn uy tín và cùng bạn thân giải đề. Hai bạn hẹn nhau dò bài, phân tích đáp án, tìm ra lỗi sai (nếu có) và hướng giải quyết.
"Việc tham gia các hoạt động xã hội là cách để mình bồi đắp tâm hồn, cũng là cách giải trí sau giờ học căng thẳng. Chúng ta càng vui vẻ, thoải mái, việc học hành càng trở nên dễ dàng, hiệu quả" - cô bạn bật mí.
---------------------
Mời bạn đón đọc bài 3: Chưa từng học thêm, tốt nghiệp đại học ở tuổi 20.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận