Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cứ mỗi sáng đến trường, học trò Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ (huyện Nhà Bè) đã thấy cô Võ Thị Như Mai (nhân viên quản lý thư viện) có mặt từ rất sớm. Cô Mai cẩn thận sắp xếp từng đầu sách, lau dọn sạch sẽ căn phòng để chào đón học trò vào thư viện.
Tốt nghiệp năm 1988, cô Mai vào công tác tại trường. Lúc ấy, thư viện chỉ là cái kho nhỏ rất ít sách, học sinh lui tới chỉ để mượn sách giáo khoa để học.
Hơn 35 năm nay, cô Mai luôn đi sớm về khuya, chăm chút cho từng góc trong thư viện. Khi thấy ngôi nhà đã cũ, các bạn bớt hứng thú dần, cô Mai bắt tay thực hiện chiếc rổ đựng sách để học sinh dễ dàng tìm kiếm đầu sách mình yêu thích.
Không chỉ thế, cô Mai nhiều lần vận động học sinh quyên góp sách cho thư viện, được các bạn góp rất nhiệt tình.
Cô Mai luôn học hỏi những mô hình hay để ứng dụng và đổi mới không gian thư viện trường mình. Để phù hợp với chuyển đổi số, dễ dàng quản lý việc kiểm kê kho sách, cô tự tay dán mã vạch cho hơn 10.000 đầu sách.
Bên cạnh việc đổi mới văn hóa đọc, cô xin ý kiến ban giám hiệu tổ chức những buổi triển lãm sách. Nhận thấy thư viện khá nhỏ, không đáp ứng đủ học sinh đến tham quan, cô mạnh dạn trưng bày sách tại sảnh chính ngay lối ra vào.
Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, cô thường trò chuyện với học sinh để bắt “trend” sở thích, tham khảo và bổ sung những đầu sách phù hợp.
Càng gắn bó với học sinh của trường, cô thủ thư càng dành tình cảm và xem các bạn như con của mình. Cô thường xuyên tặng sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Những bạn điều kiện gia đình thiếu thốn, có ý định bỏ học, cô Mai đi cùng giáo viên chủ nhiệm đến vận động các bạn trở lại trường, mua sách vở, tặng đồng phục, tạo điều kiện để các bạn học tập tốt hơn. Nhiều gia đình hai thế hệ có ba mẹ, con cái đều là học trò của cô.
Cô Mai mong rằng trong tương lai sẽ có thư viện xanh dành cho học sinh trường. Để làm được điều đó, cô không ngừng học hỏi, tìm hiểu thật nhiều những mô hình thư viện thông minh để có ý tưởng và sáng kiến hay hơn.
Cũng chính sự tận tâm và nhiệt huyết với nghề, cô Mai chiếm trọn trái tim “thần dân” Trường Nguyễn Văn Quỳ.
Không gian là mô hình thu nhỏ bao gồm các tiểu cảnh: Lăng Bác, vườn hoa, nhà sàn rất độc đáo. Đây chính là sản phẩm “handmade” của cô Trần Thị Cẩm Hường (giáo viên mỹ thuật).
“Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, cô đã tìm hiểu thông tin, di tích gắn liền với các sự kiện liên quan đến Bác Hồ để trưng bày chính xác hơn, dù chỉ là mô hình thu nhỏ.
Khi đã chọn được ý tưởng, cô quan sát kỹ và bắt tay vào việc lựa chọn nguyên phụ liệu quen thuộc và dễ dàng tìm kiếm trên mạng như tăm, tre, tiểu cảnh hoa lá…
Chưa từng trải nghiệm thử trước đây, thế nhưng là giáo viên bộ môn mỹ thuật, cô luôn tin tưởng vào độ khéo tay của mình”, cô Hường chia sẻ.
Càng làm cô Hường càng say mê với “đứa con tinh thần” này. Với những chi tiết khó như hồ cá, cô phải trổ tài làm sao cho mặt nước thật sống động, trông như thật. Nhiều lần bị hư hỏng, cô Hường đành bỏ sản phẩm và tiếp tục làm lại.
Khó nhất chính là công đoạn làm Lăng Bác, do có nhiều kiến trúc xếp tầng nên đòi hỏi người làm phải thật khéo tay, tỉ mỉ từng chi tiết. Để tăng độ bắt mắt, hình ảnh Bác Hồ, chữ viết được cô Hường vẽ bằng tranh cát.
Do là mô hình thu nhỏ, các chi tiết cũng khá mini, không thể di chuyển tới lui, vì thế, sản phẩm được thực hiện tại thư viện. Ngoài giờ lên lớp, cô Hường luôn túc trực để làm sản phẩm, có những ngày làm đến tận tối khuya để kịp hoàn thành tiến độ.
Ròng rã suốt 3 tháng trời, mô hình cũng thực hiện xong trong sự yêu thích của thầy trò Trường Nguyễn Văn Quỳ. Nhiều bạn tò mò hỏi cô bí kíp và được cô hướng dẫn nhiệt tình.
Cô Hường cho biết: “Qua sản phẩm, cô mong các bạn nhìn thấy được khung cảnh sống động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác. Từ đó, kích thích khả năng sáng tạo và hiểu thêm những điều thú vị qua cuộc sống hàng ngày”.
Bước vào thư viện của trường, nếu để ý bạn sẽ thấy chiếc đàn piano được cô thư viện giữ gìn thật kỹ, lúc nào cũng sạch sẽ, sáng bóng. Đây chính là nơi để U15 Nguyễn Văn Quỳ “flexing” năng khiếu của mình.
Cứ đến giờ ra chơi, phòng thư viện trở nên rộn ràng, các bạn tìm đến đọc sách bên cạnh tiếng piano quen thuộc.
Đã có 7 năm kinh nghiệm với môn nghệ thuật này, bạn Nguyễn Phạm Quế Chi (lớp 7A5) trượt nhẹ đôi bàn tay của mình trên từng phím đàn.
Chi cho biết: “Giờ giải lao mình thường xuống để luyện tay, trổ tài đàn cho các bạn nghe. Những lúc trường tổ chức văn nghệ, mình thường đánh đàn đệm nhạc cho các tiết mục của lớp. Dù chỉ nhỏ thôi nhưng tiếng piano giúp mình và các bạn thư giãn hơn rất nhiều sau giờ học căng thẳng”.
Mặc dù Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ có diện tích khá khiêm tốn thế nhưng cũng có những góc cực “chill” khiến bạn bè tự hào đó nha!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánSở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ban hành bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc với 3 nhóm tiêu chuẩn về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường.
Trong đó, nhóm tiêu chuẩn về con người gồm 6 tiêu chí; nhóm tiêu chuẩn về dạy học và hoạt động giáo dục có 8 tiêu chí và nhóm tiêu chuẩn về môi trường có 4 tiêu chí.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận