Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thầy Lê Văn Nam (giáo viên Hóa Trường THPT Trần Văn Giàu, quận Bình Thạnh) khiến nhiều học sinh thích thú vì tiết học không chỉ xoay quanh lý thuyết.
Thầy luôn kích thích sự sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập thực hành, như vẽ poster. Trong tiết này, thầy chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các bạn tự tìm hiểu và vẽ phác họa theo yêu cầu của thầy.
“Có lần, thầy cho lớp mình vẽ trang cá nhân của các nguyên tử khối. Tụi mình được tìm hiểu và vẽ trong hai tuần. Nhờ vậy mà cả lớp ai cũng hứng thú vì được thiết kế trang Facebook cá nhân cho… các nguyên tố hóa học.
Ai cũng xôn xao hào hứng vì lần đầu tiên dựa vào tính chất của nguyên tố để tạo ra trang cá nhân độc đáo” - bạn Nguyễn Trung Mai Anh (học sinh trường) cho biết.
“Để hoàn thành bài tập, các bạn phải nắm những thông tin cơ bản của nguyên tố, thể hiện qua ảnh đại diện, ảnh bìa, các dòng trạng thái, thông tin cá nhân, danh sách bạn bè của nguyên tố đó. Cách học này luyện cho học sinh các kỹ năng tìm kiếm thông tin, chọn lọc kiến thức, làm việc nhóm...” - thầy Nam chia sẻ.
Học Hóa theo cách tìm hiểu sâu từng nguyên tố, tưởng tượng, sáng tạo ra tính cách riêng của mỗi nguyên tố như thế này lạ mà vui, hỏi sao lớp của thầy không thích mê!
Thầy Đỗ Minh Tân (giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT Marie Curie, quận 3) thường cho học sinh học tiếng Anh bằng cách quay TVC quảng cáo, viết truyện, diễn kịch... Teen được bốc thăm chủ đề khác nhau, sau đó tìm hiểu và thể hiện chủ đề bằng tiếng Anh.
Học sinh suy nghĩ kịch bản liên quan đến chủ đề, sau đó tìm và dịch những từ vựng liên quan để hoàn thành kịch bản. Cuối cùng là tập diễn sao cho có cảm xúc, phát âm cũng phải thật chuẩn.
Sau khi hoàn thành bài quảng cáo, teen sẽ được thầy và các bạn chấm điểm ngay tại lớp.
Thầy Tân còn nhận xét những lỗi sai về cách sử dụng từ, cách phát âm... Do khoảng cách tuổi tác không quá xa nên thầy trò rất gần gũi, dễ chia sẻ.
Môn Công nghệ không còn khô khan qua những tiết học vô cùng thú vị của thầy Nguyễn Thanh Việt (giáo viên Công nghệ, Trường THPT Trần Phú, quận Tân Phú). Nhận thấy học sinh ngày càng thích những tiết học mang tính thực tiễn, thầy thường cho các bạn làm những sản phẩm “made-by-me”.
Thầy Việt tâm sự: “Trong bài 10 sách giáo khoa Công nghệ Cơ khí lớp 11 có phần về gia công cắt gọt. Nếu chỉ học lý thuyết suông, các bạn sẽ cảm thấy khó hiểu.
Thầy đã cho cả lớp làm móc treo chìa khóa. Các bạn sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau và kiến thức của mình để gia công, thuyết trình trước lớp”.
Từ đề bài của thầy, nhiều sản phẩm móc chìa khóa sáng tạo đã ra đời trong sự ngạc nhiên của cả lớp.
Ngoài ra, thầy Việt còn có những tiết học độc đáo khác như làm mô hình bằng que kem, thiết kế nhà thông minh...
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận