Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hẳn trên đường đời, ai cũng đôi lần vấp ngã, trải qua những chuỗi ngày tiêu cực và khó khăn. Suy nghĩ từ bỏ là điều không tránh khỏi, nhưng chỉ khi ta thực sự chấp nhận buông xuôi, nó mới thực sự hủy hoại cuộc đời ta. Thế nên, đừng vì một ngày mưa giông mà nghĩ cả đời chỉ toàn những ngày như thế. Ngày mai vẫn có thể rực rỡ, chỉ cần ta không bỏ cuộc.
Tôi đã từng là một học sinh mờ nhạt, sống khép kín và hầu như không để lại ấn tượng gì trong lớp học. Sự nhút nhát khiến tôi trở thành cái bóng vô hình giữa bạn bè và thầy cô. Tôi không quan tâm, thậm chí còn thoải mái với điều đó.
Về khía cạnh học tập, tôi học không giỏi, không nổi trội so với bạn bè cùng lớp. Tôi chỉ biết học theo cách vô cùng máy móc, không có đam mê, không có mục tiêu rõ ràng.
Đến cuối cấp 2, cuộc sống của tôi dần trở nên áp lực hơn. Những kỳ vọng từ gia đình, thành tích học tập, nỗi lo tuyển sinh,… tất cả đều không thể thở nổi, cũng chẳng thể giải bày với bất kì ai.
Tôi chỉ có thể ôm nỗi lòng đó, mặc cho nó ngày ngày gặm nhấm mình. Tôi cảm thấy sợ đến lớp, sợ phải đối mặt với thực tại tôi đang trải qua, số ngày nghỉ học cũng tăng ngày một nhiều.
Và rồi tôi đã trượt kỳ thi tuyển sinh. Kết quả ấy tuy không quá bất ngờ, nhưng sự thất vọng hiện rõ trong ánh mắt ba mẹ đã ám ảnh tôi suốt một thời gian dài. Tôi nhốt mình trong phòng, suy sụp và tự trách bản thân.
Nhưng sau tất cả, tôi nhận ra rằng mình cần đứng dậy. Dù khởi đầu ở một nơi bị đánh giá thấp, tôi quyết tâm không để nỗi buồn nhấn chìm mình nữa.
Tôi tập suy nghĩ tích cực hơn, lạc quan hơn và bắt đầu tận hưởng những niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống.
Dù vậy, trong tôi vẫn luôn có ác cảm với môn văn. Tôi từng không thích môn văn đến mức không thèm tập trung trong giờ học, bài làm thì qua loa, điểm số chỉ lẹt đẹt.
Nhưng mọi thứ thay đổi hoàn toàn khi tôi gặp cô Lê Thị Hoài Thanh, giáo viên thỉnh giảng từ Trường THPT Lê Thánh Tôn. Cô đến trường tôi, lật sang một trang sách mới cho cuộc đời tôi.
Ban đầu, tôi nghĩ cô cũng như những giáo viên văn khác - nghiêm nghị và khô khan. Nhưng ngay từ buổi học đầu tiên, tôi đã bị cuốn hút bởi cách giảng dạy của cô.
Cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm hứng thú trong chúng tôi. Mỗi giờ học văn với cô như một bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu, khiến tôi không chỉ hiểu bài mà còn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng câu chữ.
Cô còn là một giáo viên tận tâm, luôn quan tâm đến học trò của mình. Những lúc nghiêm khắc, cô vẫn khiến chúng tôi cảm nhận được tình yêu thương. Nhờ cô, tôi không còn chán ghét môn văn, thậm chí dần yêu thích và cải thiện điểm số của mình.
Bây giờ, khi nhìn lại hành trình đã qua, tôi hiểu rằng áp lực không phải là kẻ thù. Nếu biết cách biến nó thành động lực, nó sẽ giúp ta trưởng thành hơn.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi viết những dòng này như một lời tri ân gửi đến cô Lê Thị Hoài Thanh - người "lái đò" của tôi, là nguồn động lực cho tôi viết nên những câu chữ này.
Cô đã khơi dậy trong tôi tình yêu với môn văn, giúp tôi tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Cảm ơn cô vì đã luôn tận tâm với nghề, vì những bài giảng đầy cảm hứng và cả sự quan tâm, yêu thương cô dành cho học trò. Trong mắt tôi, cô mãi là một giáo viên tuyệt vời.
ĐẶNG THỊ MINH NGỌC
Học sinh lớp 12A3, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7, TP.HCM.
(*Tiêu đề bài viết do MTO đặt)
Tuổi trẻ ai mà chẳng đôi lần sai lầm, những lần "chạy theo cuộc vui" để rồi phải đối mặt với hậu quả. Nhưng chính những va vấp ấy lại là bài học giá trị, giúp chúng ta trưởng thành.
"Muốn thành công phải trải qua thất bại/ Trên đường đời có dại mới nên khôn/ Đem đau thương tôi luyện lấy tâm hồn/ Có gian khổ mới đúc thành kinh nghiệm". Và câu chuyện của tôi cũng bắt đầu từ những tháng ngày lầm lỗi.
Tôi từng là một học sinh khá, nhưng vì mải mê tụ tập bạn bè, tôi bỏ bê việc học, dẫn đến kết quả sa sút.
Đặc biệt, môn văn đã trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi. Mỗi giờ học văn, tôi không ghi chép, không lắng nghe, cứ để thời gian trôi qua một cách lãng phí.
Trong đầu tôi dần hình thành suy nghĩ đây chính là môn học mình ghét nhất. Từ suy nghĩ, hành động đó, khiến cho những bài kiểm tra môn văn trên lớp tôi chỉ đạt điểm 5, thậm chí có lần dưới trung bình.
Những ngày ôn thi tuyển sinh lớp 10, tôi vừa mệt mỏi vừa chán nản. Kết quả tệ hại của kỳ thi khiến tôi mất phương hướng.
Nhưng nhờ sự động viên từ gia đình, tôi quyết định tiếp tục việc học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp quận 7. Hai năm đầu trôi qua một cách mờ nhạt, không có gì đặc biệt. Tôi đến lớp chỉ để hoàn thành nghĩa vụ, không tìm được niềm vui hay động lực học tập.
Thế rồi, năm lớp 12 mở ra một bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời tôi. Sau ngày khai giảng, tôi biết tin cô giáo Lê Thị Hoài Thanh, giáo viên thỉnh giảng từ trường Lê Thánh Tôn, sẽ đảm nhận môn văn của lớp tôi. Ban đầu, cảm giác chán ghét cũ lại ùa về khi nghĩ đến ba tiết văn liên tiếp vào buổi chiều.
Nhưng ngay khi cô bước vào lớp, mọi định kiến trong tôi bắt đầu thay đổi. Cách giảng dạy của cô đã khiến hoàn toàn "xiêu lòng". Cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cảm hứng, giúp tôi nhận ra vẻ đẹp của môn học tôi từng rất chán ghét.
Khi tôi lo lắng hỏi: "Giờ em không biết gì về văn thì sao cô?", cô chỉ nhẹ nhàng đáp lại: "Không biết thì nghe cô dạy sẽ biết". Chính câu nói ấy đã giúp tôi có thêm niềm tin và động lực.
Tôi bắt đầu lắng nghe, cố gắng học lại từ những điều cơ bản. Để nhanh chóng theo kịp chương trình lớp 12, tôi xin học thêm với cô. Ban đầu, cô còn e dè, nhưng sau này, khi cô phải dừng việc giảng dạy ở trường tôi vì lý do sức khỏe, cô đã đồng ý giúp tôi.
Càng ngày tôi càng tiến bộ. Trong kỳ thi giữa kỳ 1 năm nay, điểm văn của tôi đạt 7,3 điểm - một sự tiến bộ lớn mà trước đây tôi chưa từng nghĩ đến.
Những giờ học cùng cô không chỉ giúp tôi cải thiện điểm số mà còn khiến tôi yêu thích môn văn hơn. Với tôi, cô là một giáo viên tận tâm, luôn quan tâm và kiên nhẫn với học trò. Cô không chỉ dạy bằng sách vở mà dạy bằng cả trái tim.
Tôi sẽ mãi biết ơn và trân trọng những ngày tháng được làm học trò của cô.
NGUYỄN THÀNH PHÁT
Học sinh lớp 12A3, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp quận 7, TP.HCM gửi cô giáo Lê Thị Hoài Thanh.
(*Tiêu đề bài viết do MTO đặt)
"Thật lòng mà nói, tôi luôn tâm huyết với nghề và không bao giờ phân biệt học sinh chính thức hay học sinh của lớp thỉnh giảng.
Dù dạy ở đâu, tôi cũng cố gắng nhiệt tình hết mình, quan tâm tới mọi học sinh. Tôi sẵn sàng chuẩn bị tài liệu tham khảo và tận tình hướng dẫn từng em, dù trực tiếp hay online, nếu các em cần tìm hiểu.
Nhưng Minh Ngọc, Thành Phát và các bạn trong lớp 12A3 đã khiến tôi thật sự xúc động. Khi tôi phải nghỉ dạy vì lý do sức khỏe, các em không chỉ nhắn tin mà còn gặp trực tiếp để bày tỏ mong muốn tôi quay lại giảng dạy.
Tôi vẫn nhớ các em nói: 'Cô là nguồn gió mới, làm con có động lực theo đuổi môn văn. Con thích cách cô dạy, thích sự gần gũi của cô với tụi con'.
Chính những tình cảm chân thành này là động lực lớn nhất, tiếp thêm sức mạnh để tôi tiếp tục cống hiến cho nghề giáo".
Cô Lê Thị Hoài Thanh
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận