img

Mẹ Thư làm biên tập ở Đài phát thanh - truyền hình thành phố. Công việc chủ yếu của mẹ là lên kế hoạch cho các chương trình chuẩn bị phát sóng, chỉnh sửa bài viết do phóng viên gửi về. Ngoài ra, mẹ còn phải đọc và trả lời hòm thư góp ý từ độc giả nữa.

Mặc dù bận rộn với hàng tá nhiệm vụ nhưng Thư thấy mẹ lúc nào cũng rạng rỡ, yêu nghề. Chưa bao giờ mẹ than mệt, than phiền hay lan tỏa đến Thư và em trai điều gì tiêu cực cả. 

Chẳng những hoàn thành tốt công việc, mẹ còn chăm sóc chị em Thư vô cùng chu đáo. Từng ấy năm Thư và Huy cắp sách tới trường, mẹ chưa bao giờ để hai đứa đi học bị trễ giờ, đợi quá lâu sau khi tan tầm hay quên mua quà chiều để các con ăn. 

Về đến nhà, mẹ lại tất bật nấu nướng. Mẹ Thư biết làm nhiều món lắm. Ngoài cơm, canh truyền thống ra, cá bống kho tộ, tôm rim cà, vịt om sấu là những món mẹ nấu ngon. 

Chuyện học tập, tâm sự tuổi mới lớn, mẹ càng quan tâm hơn. 

Từ bé tới giờ, Thư hay em Huy có khúc mắc gì đều tìm mẹ tỉ tê, trò chuyện. Bạn bè Thư ghen tị, bảo Thư sinh vào giờ gì mà sung sướng quá trời. 

Dẫu thiệt thòi hơn các bạn đôi chút vì bố công tác xa nhưng Thư đã có mẹ. Mẹ Thư vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà. Trong vai trò người trụ cột gia đình, mẹ không để chị em Thư thiệt thòi cả về tinh thần lẫn vật chất.

Thư luôn tự hào khoe với mọi người: mẹ mình làm biên tập. Những lúc rảnh rỗi, Thư cũng hay tới chỗ mẹ chơi. Được ngắm nhìn mẹ làm việc, được trò chuyện cùng các anh chị, cô chú trong Đài, Thư thêm yêu nghề của mẹ. 

Và rồi... không biết từ bao giờ, trong đầu cô gái nhỏ dần nhen nhóm ý định mai này trở thành đồng nghiệp với mẹ. Mẹ Thư biết tin này mừng lắm. 

Mỗi ngày trôi qua, bà đều động viên Thư cố gắng hết sức để sớm thực hiện được ước mơ.

* * *

Dạo gần đây, Đài phát thanh có thêm chương trình mới mang tên Những lá thư xanh. Chương trình mở ra với mục đích giúp các cô cậu học trò có nơi giãi bày những tâm tư, tình cảm. 

Mẹ Thư vốn sở hữu giọng nói hay, lại là biên tập viên kì cựu nên được bác Giám đốc phân công phụ trách chương trình. Lên ý tưởng, sáng tạo nội dung, mẹ Thư rất nhất trí, sẵn sàng. 

Còn chuyện làm MC thì... mẹ có chút băn khoăn vì chương trình phát sóng khá muộn - lúc chín giờ tối chủ nhật.

- Mẹ cứ làm đi. Con sẽ tự giác học, chăm lo tốt cho em.

- Nhưng mà...

- Giờ đã con lớn, hãy để con giúp mẹ.

Mẹ nghe Thư nói vậy thấy yên tâm phần nào. Phải! Thư đã tròn mười bảy tuổi. Dù trong mắt mẹ Thư luôn bé bỏng nhưng cũng phải thừa nhận công bằng rằng: Thư là cô bé tháo vát, trưởng thành. 

Không chỉ học giỏi, Thư còn nấu ăn rất cừ, chơi piano rất hay, vẽ tranh rất đẹp. Chẳng qua từ trước tới giờ, mẹ muốn Thư tập trung vào việc học nên chiều chuộng Thư hơn bạn bè một chút mà thôi. 

Giờ là lúc mẹ cho Thư thể hiện bản thân rồi - người phụ nữ trung niên tự an ủi cho lòng bớt bối rối.

Chủ nhật ấy, chương trình phát sóng số đầu tiên. Thư và em trai háo hức lắm. Chín giờ kém mười, Thư vừa gội đầu xong, em trai đã nhắc:

- Chị Thư ơi! Bật đài lên đi, mình sắp được nghe giọng mẹ nè.

Và đúng như hai chị em mong chờ, khi kim đồng hồ điểm đúng giờ vàng cũng là lúc giọng mẹ Thư vang lên:

- MC Thanh Hương xin kính chào quý vị khán giả.

Sáu mươi phút tiếp đó, chị em Thư ngồi nghe chăm chú, không rời khỏi vị trí một phút, một giây.

- Chương trình hay quá chị nhỉ.

- Ừ, quá hay luôn.

Truyện ngắn Mực Tím: Nghề của mẹ - Ảnh 1.

Thư cùng em trai vừa nghe, vừa mỉm cười thích chí.

Mười một giờ, mẹ trở về. Dù đã khuya, Thư và Huy vẫn kiên nhẫn chờ mẹ.

- Mẹ là "number one".

Nghe hai con dành cho mình lời khen "có cánh" vào thời điểm đặc biệt này, mắt mẹ Thư nhòe đi vì xúc động.

* * *

Những tuần sau đó, mọi chuyện diễn ra tương đối thuận lợi. Mẹ Thư hoàn thành tốt công việc biên tập ở Đài. Chị em Thư luôn cố gắng học tập, khi nào rảnh sẽ giúp mẹ việc nhà. 

Ngày chủ nhật mẹ về muộn, bên cạnh việc chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho em, Thư còn tình nguyện đảm nhận thêm hai việc: bật bình nóng lạnh và pha trà gừng cho mẹ.

- Con gái mẹ giỏi quá! - Mẹ xoa đầu Thư, khen ngợi.

* * *

Thế rồi, có một biến cố "nho nhỏ" xảy ra. Hôm ấy, do đi mua đồ về mắc mưa, em Huy bị ốm. Mặc dù đã nghỉ học hai ngày, tình hình của Huy vẫn chưa khả quan hơn. 

Bình thường khi Huy khỏe mạnh, việc chăm sóc Huy với Thư không thành vấn đề. Nhưng khi ốm lại khác, Huy ăn gì cũng nôn ra, uống gì cũng không được. Đặc biệt, Huy rất quấn mẹ.

- Hay là... hôm nay mẹ xin nghỉ có được không ạ? - Thư chần chừ nói với mẹ chỉ vài tiếng trước giờ phát sóng chương trình.

- Không được, con ơi! Mẹ nghỉ thì ai làm MC thay. Vả lại, chương trình đã chuẩn bị lên sóng trực tiếp rồi. Nếu mẹ không có mặt sẽ ảnh hưởng tới nhiều người trong ê kíp.

- Vậy lát nữa em sốt cao quá con phải làm sao?

- Trước mắt thì con cứ cho em uống thuốc giảm sốt. Vỉ thuốc xanh mẹ để ở bàn kia kìa. Trường hợp mẹ chưa về mà thuốc hết tác dụng, con hãy pha nước cam cho em.

- Vâng... - Thư trả lời mẹ mà trong lòng vẫn còn nhiều lắm những lo lắng, băn khoăn.

Còn mẹ Thư - gương mặt cũng hiện lên vẻ suy tư, phiền muộn. Mười phút sau đó, bà xách cặp ra khỏi nhà, kèm theo tiếng thở dài.

* * *

Ban đầu lúc mẹ mới rời đi, nhiệm vụ chăm em của Thư được hoàn thành khá suôn sẻ. Bằng sức mạnh "siêu nhân" nào đó, Thư dỗ dành Huy ăn hết bát cháo, uống đủ hai viên paracetamol. 

Cháo đã ăn, thuốc đã uống, thần sắc Huy ổn hơn. Em nhờ Thư lấy giúp cuốn truyện Conan đọc giải trí, giục Thư mau chóng đi học bài. 

Có điều, sau vài tiếng đồng hồ "khỏe mạnh", Huy lại lên cơn sốt. Dù Huy cố chịu đựng nhưng Thư vẫn phát hiện ra khi sờ tay vào trán em. Theo lời mẹ, Thư xuống bếp vắt nước cam. Cơ mà lần này, khả năng hợp tác của Huy giảm xuống đáng kể.

- Em không uống đâu, giờ em không muốn uống gì cả.

- Huy ngoan, nghe lời chị. Uống vào mới giảm sốt được.

- Em không uống nổi chị ơi! Có cố uống cũng nôn ra hết.

Huy nói đến đây, Thư chẳng dám ép buộc nữa. Thằng bé vốn trước giờ là vậy. Một khi đã không ăn, không uống được mà cứ ép, khả năng phản tác dụng rất cao. Nhưng để em thế kia, Thư sao đành lòng nổi. Bây giờ rốt cuộc, Thư phải làm sao?

- Chị ơi! - Thư đang vò đầu nghĩ cách thì Huy gọi.

- Gì thế em?

- Chị bật đài lên đi, chương trình của mẹ sắp lên sóng rồi.

- Thôi lúc khác nghe lại, giờ em đang ốm.

- Chị cứ bật đi, em muốn nghe giọng mẹ.

Chiều em, Thư đành miễn cưỡng làm theo. Nửa chương trình trôi qua, Thư ngồi nghe mà chẳng để lọt tai chữ nào, chỉ thấy trong lòng hỗn độn thật nhiều cảm xúc: một chút cô đơn, một chút buồn tủi, một chút giận dỗi, một chút xót xa. 

Thời điểm này, Thư ước giá như mẹ ở nhà thì thật tốt. Hoặc ít ra, chị em Thư cũng có bố ở bên. Nhưng... điều ước chỉ mãi là điều ước. 

Rồi Thư nghĩ cả đến nghề của mẹ - cái nghề mà bản thân từng khoe với bạn bè bằng giọng điệu rất đỗi tự hào. Giờ thì Thư "quay xe" hết thích rồi. Đi theo nghề này, giờ giấc nhiều khi ngang trái, tréo ngoe. Con ốm, con đau cũng không thể ở bên chăm sóc. 

Dẫu chẳng muốn nhưng Thư không ngăn nổi những giọt nước mắt. Thư càng cố lau, chúng càng rơi, mang theo vị mặn chát, đắng cay.

* * *

Truyện ngắn Mực Tím: Nghề của mẹ - Ảnh 2.

Ba mươi phút cuối chương trình là chuyên mục Giao lưu cùng độc giả. Lần này, Đài nhận được cuộc gọi từ bạn Việt Anh, mười bảy tuổi, ở Quảng Ninh. Nội dung cuộc gọi thế này:

"Chào cô Thanh Hương!

Con đã theo dõi chương trình suốt hơn một tháng qua. Thực lòng, con biết ơn cô nhiều lắm vì cô đã lắng nghe và đưa ra cho tụi con - những đứa trẻ ngô nghê bao lời khuyên hay, bổ ích. 

Hôm nay, con mạo muội kể với cô câu chuyện của riêng mình. Con là đứa trẻ kém may mắn hơn bạn bè đồng trang lứa. Bố mẹ con ly hôn từ lúc con bốn tuổi. 

Bố con có gia đình mới, mẹ đi xuất khẩu lao động. Mặc dù mẹ lo cho con ăn học đầy đủ nhưng hiếm khi tâm sự cùng con. Bố lại càng không. 

Cuộc sống của con khá cô đơn khi chỉ có người thân duy nhất ở bên là bà ngoại. Năm tới, con sẽ trở thành học sinh cuối cấp. 

Áp lực học hành, thi cử có thể khiến con thấy mệt mỏi nhiều hơn. Con phải làm sao để vừa cân bằng việc học, vừa cân bằng cảm xúc ạ?".

Nghe tâm sự của Việt Anh, mẹ Thư đáp lại dịu dàng:

"Chào con!

Cô thật sự rất đồng cảm với hoàn cảnh của con. Ở độ tuổi như con, lẽ ra được gia đình chăm sóc, chia sẻ mọi buồn vui thì con lại phải sống thiếu cha, vắng mẹ. 

Nhưng con đã vượt lên được tất cả, con phải thấy tự hào. Khoảng thời gian khó khăn nhất sắp qua rồi, còn một năm học nữa thôi, con tuyệt đối không được đầu hàng đâu đó.

Con trai!

Những lúc con thấy cô đơn, buồn tủi, đừng giận mẹ. Không phải mẹ không yêu, không thương, không muốn tâm sự cùng con mà có thể do đặc thù công việc khiến quỹ thời gian rảnh rỗi của mẹ eo hẹp hơn. 

Chia sẻ thêm với con, cô cũng là một người bận rộn. Lắm lúc cô bận quá, con cô ở nhà bị ốm phải tự lo. Mặc dù hai bạn chưa một lần tỏ ý trách hờn nhưng cô thấy vô cùng áy náy.

Hãy cố gắng hiểu cho mẹ, con nhé! Mọi người mẹ yêu con đều mong những điều tốt nhất đến với con mình".

Nói đến đây, giọng mẹ Thư run run. Hình như bà đang cố kìm nén những giọt nước mắt. Ở nhà thì... Thư bật khóc ngon lành lần nữa.

* * *

Khuya, góc phố vốn ồn ào, tấp nập trở nên yên tĩnh hẳn. Thư đang phóng tầm mắt ra cửa sổ, ngắm nhìn ánh đèn đường thì nghe tiếng mẹ về.

- Em Huy sốt cao lắm không con? - Vừa thấy Thư ra mở cửa, mẹ liền hỏi.

- Dạ lúc nãy em có sốt. Nhưng mẹ đừng lo, con chườm khăn ấm cho em, em đỡ và đi ngủ rồi.

Mẹ chưa kịp nói gì, Thư đã vội chạy tới ôm chầm. Khoảnh khắc ấy, con tim Thư rung lên nhịp điệu rất riêng. Thư thấy trân trọng, biết ơn vô cùng những người làm nghề như mẹ.

MINH HUYỀN
THÀNH PHÁT
NAM KHA
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn Mực Tím: Đợi thêm chút nữa

    Truyện ngắn Mực Tím: Đợi thêm chút nữa

    Còn những gì tôi làm, đâu phải để nhận lại lời cảm ơn từ cô ấy?

    Truyện ngắn Mực Tím: Tạm biệt mùa hè

    Truyện ngắn Mực Tím: Tạm biệt mùa hè

    Nó tự nhủ mai này xuống huyện, cứ mỗi cuối tuần lại rủ Thanh cùng về làng. Thanh sẽ giúp Linh hoàn thành những bài tập khó, rồi hai đứa sẽ đi hái hoa, câu cá như hôm nay. Nghĩ đến đó, Linh bất chợt mỉm cười, miệng ngân nga một bài hát có giai điệu vui tươi.

    Truyện ngắn Mực Tím: Nhật ký mùa hè

    Truyện ngắn Mực Tím: Nhật ký mùa hè

    Trong khoảnh khắc ấy, hai má An đỏ bừng lên, khi Giang tiến tới ôm cô một cái thật chặt. Trên tay An vẫn còn cuốn sổ nhật ký dở dang, và cô biết lúc này sẽ viết gì vào trang cuối đó rồi.

    Biết bao yêu thương gửi vào sân chơi Joy Park

    Biết bao yêu thương gửi vào sân chơi Joy Park

    17 bạn trẻ cùng nhau đóng góp tiền để dành, đập ống heo, tiết kiệm sinh hoạt phí ... để thực hiện dự án Joy Park dành tặn bệnh nhi ung thư

    Truyện ngắn Mực Tím: Bồ công anh trước gió

    Truyện ngắn Mực Tím: Bồ công anh trước gió

    Đối diện với những điều không làm bản thân vừa ý, chúng ta một là tìm cách trốn chạy, hoặc học cách đối diện với nó. Ai rồi cũng phải "chịu trận" dưới cơn mưa rào. Nhưng đôi khi, điều đó không phải là xấu.

    Truyện ngắn Mực Tím: Nắng của mùa hè

    Truyện ngắn Mực Tím: Nắng của mùa hè

    Tôi không biết Khôi đã nói với Hân những gì, và phản ứng của Hân ra sao. Nhưng giây phút ấy, tôi nhận ra rằng mỗi chúng tôi là một mảnh của đối phương, với những năm tháng đủ đầy để giữ trọn vẹn tình bạn của mình.

    Truyện ngắn Mực Tím: Vẫn còn quá sớm để nói ra một điều gì đó

    Truyện ngắn Mực Tím: Vẫn còn quá sớm để nói ra một điều gì đó

    Vẫn còn quá sớm để nói ra một điều gì đó. Vậy nên cả hai chọn cách ngầm hiểu và tiếp tục làm một đôi bạn thân "oan gia ngõ hẹp".

    Mãn nhãn với màn diễu hành kỵ binh trên đường phố TP.HCM

    Mãn nhãn với màn diễu hành kỵ binh trên đường phố TP.HCM

    Sáng 18-8, hàng trăm người dân đã tập trung tại đường Lê Lợi (đoạn từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến chợ Bến Thành) để xem phần trình diễn của đoàn kỵ binh.

    30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ

    30 năm Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập chắp cánh những ước mơ

    Năm học 2024 - 2025, Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM bước vào mùa giải thứ 30 và Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ bước sang năm thứ 26.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ánh dương ngày hạ

    Truyện ngắn Mực Tím: Ánh dương ngày hạ

    Bao tâm tình của tôi đã có thể giãi bày qua âm nhạc. Điều tôi nhận lại được từ âm nhạc là những cảm xúc tinh khiết sạch trong.