Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
6 năm theo đuổi công việc chụp ảnh với đam mê to lớn, học hỏi không ngừng, nhiếp ảnh gia Bùi Xuân Việt (Đồng Nai) đã cho ra đời nhiều tác phẩm đẹp và ấn tượng.
Trước khi trở thành một nhiếp ảnh gia, anh Bùi Xuân Việt (sinh năm 1990, sống tại Biên Hòa, Đồng Nai) từng là nhân viên ngân hàng. Năm 2015, anh mua cho mình chiếc máy ảnh đầu tiên để chụp gia đình bạn bè.
Sau đó, anh Việt mày mò tự học, tham gia các buổi workshop về chụp ảnh. Chính nhờ thế, tình yêu dành cho nhiếp ảnh ngày một lớn trong anh.
Năm 2018, anh nghỉ việc để tập trung toàn bộ thời gian cho đam mê này. Khi ấy anh đối diện với nhiều sự phản đối, hoài nghi từ những người xung quanh.
Từ những kiến thức nền ban đầu, anh Việt cũng học từ những lần tác nghiệp thực tế. Kiến thức và kỹ năng của anh được bồi đắp từng ngày.
Tính đến hiện tại, anh đã chụp ảnh tại hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam. Anh cũng đặt chân đến Singapore, Indonesia, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Ấn Độ,... Mỗi chuyến đi kéo dài 8- 13 ngày, nhiều nhất là 18 ngày.
Ảnh chụp flycam Singapore - Ảnh: BÙI XUÂN VIỆT
Trong đó, chuyến đi Na Uy để săn cực quang vào đầu tháng 12 vừa qua là ấn tượng nhất.
Để chuẩn bị cho chuyến đi này, anh Việt đã lên kế hoạch từ 3 tháng trước. Từ khâu tra cứu thông tin, nghiên cứu địa điểm, chuẩn bị máy móc.
Có nhiều quốc gia có thể thấy được cực quang nhưng anh lựa chọn đến thành phố Tromso (Bắc Na Uy) vì nơi đây có tỉ lệ gặp cực quang rất cao.
Việc bắt gặp cực quang phụ thuộc nhiều vào thời gian, thời tiết và cả sự may mắn. Có người phải đi nhiều lần mới có thể bắt gặp cực quang. Tuy nhiên trong ngày đầu tiên đến Na Uy, anh đã có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này. “Cảm xúc của mình khi ấy thật sự vỡ òa.”, anh kể.
Theo thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học. Mỗi khi nó xuất hiện sẽ mang theo một luồng ánh sáng đầy màu sắc tỏa sáng rực rỡ trên nền trời đêm.
Hiện tượng lung linh này được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời kết hợp với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.
Ngoài ra, anh Việt còn đặc biệt yêu thích thể loại chụp ảnh dải ngân hà (Milky Way). Thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh dải ngân hà là từ tháng 3 đến tháng 10. Để có bức ảnh dải ngân hà đầu tiên, anh đã mất 1 năm để học và rút kinh nghiệm.
Việc cho ra đời một bức ảnh chụp dải ngân hà đòi hỏi nhiều công sức. Đầu tiên cần phải dùng các ứng dụng để theo dõi giờ sẽ xuất hiện dải ngân hà.
Địa điểm chụp ảnh cũng không được có mặt trăng. Nếu có thì là dạng trăng khuyết nhỏ để hạn chế ánh sáng. Bầu trời lúc đó cũng phải thật trong và khô, không có mưa. Những nơi bị ô nhiễm ánh sáng cũng không thể chụp.
Thông thường, anh Việt mất tầm 3 đến 4 tiếng cho một buổi chụp ảnh dải ngân hà. Với những yêu cầu khắt khe như vậy thì trong 1 năm, việc có thể chụp dải ngân hà 2, 3 lần đã là một thành công của nhiếp ảnh gia.
Sau 6 năm, anh Việt đã có được một gia tài gồm nhiều tác phẩm đẹp đến nao lòng. Khi đăng tải hình ảnh bầu trời đêm tại nhiều điểm trên nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng, bài đăng của anh đã thu hút hơn 3.000 lượt tương tác.
Ở phần bình luận, cộng đồng mạng trầm trồ và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với anh. “Đẹp như tranh”, “Tuyệt vời”, “Đẹp mê” là những lời khen dành cho anh Việt.
Bộ hình đồi chè Ô Quý Hồ ở Sa Pa - Ảnh: BÙI XUÂN VIỆT
Theo anh Việt, để có thể theo đuổi ngành nhiếp ảnh một cách nghiêm túc và lâu dài thì cần phải có 2 yếu tố là đam mê và kỷ luật.
Nghề nhiếp ảnh luôn có nhiều thử thách và khó khăn. Những người mới vào nghề thường dễ nản vì sản phẩm chưa ưng ý.
Đôi lúc, nhiếp ảnh gia cũng phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt, điều kiện tác nghiệp hạn chế. Chính lúc này, đam mê là động lực giúp nhiếp ảnh gia có thể tiếp tục theo nghề.
Anh Việt cho biết: “Có những lúc mình vừa leo núi vừa vác theo máy ảnh, thiết bị nặng mười mấy ký. Đến nơi mình mệt rã rời nhưng khi nhìn thấy vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh, mình chụp say mê quên cả mệt.”
Nghề nhiếp ảnh cũng không thể tránh khỏi việc dành cả ngày để nghiên cứu tài liệu, video về địa điểm chụp. Hoặc đôi khi ngồi vài tiếng để chỉnh sửa hậu kỳ cho một bức ảnh. Khi ấy, cần có sự kỷ luật bản thân để không trở nên lười biếng, thiếu sự chuẩn bị.
“Để theo nghề này, chỉ có đam mê không là chưa đủ. Nhưng nếu không có đam mê cũng sẽ rất khó trụ lại lâu dài. Mình luôn quan niệm rằng, để ngày một phát triển thì chúng ta phải luôn học dù ở độ tuổi nào. Vì thế mình luôn tiếp tục cập nhật những kiến thức và kỹ thuật mới để bản thân không bị thụt lùi lại ở phía sau.” - anh Xuân Việt cho biết.
Sa Pa mờ sương qua ống kính của anh Việt - Ảnh: BÙI XUÂN VIỆT
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận