img
Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 1.

Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 2.

Hơn 10 tiếng đồng hồ trên chuyến xe khách từ Quảng Ngãi vào TP.HCM, Long không thể ngủ được vì hồi hộp. Cậu bạn đưa mắt nhìn về phía cửa sổ, con đường vào TP.HCM đã trở nên thân thuộc, nhưng lần này dưới gầm xe còn chứa cả những giấc mơ lấp lánh với thời trang.

Long đã bỏ phần thân của bộ trang phục Nàng Đót nặng 15 kg vào chiếc va li và gửi dưới gầm xe, cậu bạn một mình vào TP.HCM dự thi National Costume Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.

Ngày Long tròn thôi nôi, mẹ đã nuốt nước mắt cai sữa, giao con cho mẹ chồng chăm sóc, rồi cùng chồng vào TP.HCM kiếm kế sinh nhai.

Theo lời người lớn, mảnh đất miền Trung ngày ấy nghèo lắm, người ta hay vào thành phố với mong ước đổi đời, hay chí ít là gửi chút tiền về quê cho ba mẹ già, con thơ. Xa ba mẹ từ nhỏ nên Long đã rèn cho bản thân tính tự lập, đi học về là phụ bà nấu cơm, giặt giũ.

“Mình vẫn còn nhớ, năm 8 tuổi được bà dẫn vào TP.HCM thăm ba mẹ. Năm 14 tuổi, mình đã có thể tự đi một mình. Lần đó có chút lo lắng, nhưng dần dà mình đã biết cách đón xe, nhớ đường”, Long nói.

Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 3.

Bản vẽ của bộ trang phục Nàng Đót.

Tháng 10.2023, cuộc thi thiết kế National Costume tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam khởi động, Long đã dành hơn hai tuần để suy nghĩ thiết kế ra bộ trang phục Nàng Đót.

Với mong muốn giới thiệu nghề làm chổi đót truyền thống lâu đời của quê hương Quảng Ngãi, Long đã sáng tạo bộ trang phục độc đáo này, mang hình ảnh cây chổi “khổng lồ” lên sân khấu Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.

Với lịch trình ban đầu mà cuộc thi đưa ra, Long tưởng đã không thể tham dự vì bận học. Nhưng sau khi cuộc thi dời lịch sang năm 2024, Long đã có thể sắp xếp thời gian tham gia và được nhà thiết kế Phạm Sĩ Toàn và Huỳnh Bảo Toàn nhận vào đội.

“Với kinh nghiệm từng phụ bà bó chổi, mình hiểu rõ quy trình sản xuất chổi đót đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Bắt đầu từ việc trồng đót ở vùng miền núi, sau khi thu hoạch, đót được phơi khô, phân loại và cắt bỏ phần ngọn để giữ lại thân chính.

Những cành đót chất lượng sẽ được chọn để làm chổi. Người thợ khéo léo buộc các thân đót lại với nhau, tạo thành một bó chổi cứng cáp, sau đó gắn cán tre hoặc gỗ”, Long chia sẻ.

Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 4.

Trang phục Nàng đót tại đêm thi National Costume của Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 5.

Ba mẹ Long vào TP.HCM đã hơn 15 năm, làm nghề thu mua ve chai và ở trọ tại quận Bình Thạnh. Mọi sự nỗ lực trong cuộc sống của ba mẹ Long đều là mong muốn cậu bạn được đi học và theo đuổi đam mê.

Hè năm nay, Long đã một mình vào TP.HCM mua nguyên liệu như hạt, vải, đặt thợ làm khung cánh phía sau và may phần thân của bộ trang phục Nàng Đót.

Sau đó, Long đã để khung cánh nặng khoảng 15 kg ở lại nhà trọ của ba mẹ và đặt xe khách chở phần thân của bộ trang phục về Quảng Ngãi để tiếp tục chỉnh sửa, đính kết.

“Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của ban tổ chức, hai nhà thiết kế hướng dẫn thì ba mẹ đã dành một phần tiền cho mình mua nguyên liệu. Dù ban ngày đi mua ve chai rất vất vả nhưng tối về mẹ còn phụ mình đính đá, hạt cườm lên phần thân bộ trang phục. Còn ba thì bẻ khung sắt, buộc dây kẽm cho phần cánh”, Long kể lại.

Dù chưa qua trường lớp về thiết kế, gặp nhiều khó khăn nhưng Long vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được nhiều người thân hỗ trợ. “Gia đình, anh chị, bạn bè xung quanh ai cũng sẵn lòng giúp mình mọi lúc, từ việc kết đá, cườm đến hàn khung sắt, may đồ”, Long chia sẻ.

Thử thách lớn nhất mà Long phải đối mặt khi thực hiện bộ trang phục là xử lý chất liệu. Do không suy nghĩ được vật liệu nào có thể thay thế, Long quyết định sử dụng bông đót thật, mặc dù rất khó bảo quản và có thể gây kích ứng da.

Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 7.

Bộ trang phục Nàng Đót được trình diễn tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.

“Để giảm thiểu rủi ro, mình đã nghiên cứu nhiều phương án như giũ bông, giặt và xịt keo. Bên cạnh đó, khoảng cách xa đến địa điểm tổ chức cuộc thi cũng khiến việc vận chuyển và lắp ráp các chi tiết như cánh, váy trở nên khó khăn hơn”, Long kể.

Mặc dù ít có cơ hội nhận sự hướng dẫn trực tiếp từ hai nhà thiết kế Phạm Sĩ Toàn và Huỳnh Bảo Toàn, nhưng Long vẫn được sự hỗ trợ nhiệt tình.

Hai nhà thiết kế thường xuyên theo dõi tiến độ và chỉ bảo Long qua hình thức trực tuyến, giúp hoàn thiện bộ trang phục nặng khoảng 30 kg. Long đã chi khoảng 18 triệu đồng và mất 4 tháng để hoàn thiện bộ trang phục này.

Trước khi tham gia cuộc thi National Costume tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024, Long cũng từng gửi bản vẽ mang tên Kẹo mạch nha, Âm vang xứ Quảng... tham gia một số cuộc thi National Costume tại Miss Grand Vietnam và Miss Universe Vietnam.

Do bận học nên những lần trước Long chưa thể tham gia thực hiện các bộ trang phục. Còn lần này, Nàng Đót từ bản vẽ đã trở thành hiện thực. Đó là niềm vui lớn của cậu bạn học trò quê Quảng Ngãi này.


Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 8.

Người dân ở xã Phổ Phong (Quảng Ngãi) giữ gìn nghề làm chổi đót.

Người dân ở xã Phổ Phong (Quảng Ngãi) giữ gìn nghề làm chổi đót.

Ở xã Phổ Phong (tỉnh Quảng Ngãi) quê hương Long, chổi đót đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân.

Vào dịp cuối năm, khi Tết Nguyên đán cận kề, nghề làm chổi đót lại bước vào mùa sản xuất bận rộn nhất.

Những cây chổi đót chất lượng cao được làm ra không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong gia đình mà còn trở thành món hàng tiêu thụ phổ biến trong các chợ Tết.

Dì của Long, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm (38 tuổi) đã có kinh nghiệm hơn 20 năm làm chổi đót. Thuở nhỏ, dở dang học hành vì gia đình khó khăn, cô Tâm đi làm chổi thuê cho các xưởng kiếm sống.

Đến khi kết hôn, cô Tâm tiếp nối nghề làm chổi của mẹ chồng đến bây giờ. “Nhờ bó chổi mà kinh tế gia đình ổn định, con cái cô được học hành tới nơi tới chốn”, cô Tâm nói.

Theo lời cô Tâm, cách đây khoảng 10 năm, mỗi cây chổi đót có giá khoảng 20.000 đồng. Hiện tại, giá mỗi cây chổi đót dao động từ 30.000 - 40.000 đồng. Mặc dù giá nguyên liệu nhập vào ngày càng tăng, kinh doanh có phần khó khăn hơn nhưng nghề làm chổi đót vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều gia đình ở Phổ Phong.

Hiện tại, cô Tâm sản xuất 2 loại chổi, có cán nhựa và tay cầm từ thân cây đót quấn kẽm. Mỗi tháng cô Tâm có thu nhập từ 5-7 triệu đồng từ việc làm chổi.

Cậu bạn Quảng Ngãi mang chổi đót vào cuộc thi hoa hậu- Ảnh 10.

Long được dì và bà ngoại dạy bó chổi đót từ nhỏ.

Mỗi ngày, một hộ gia đình có thể sản xuất khoảng 100 cây chổi đót. Nghề làm chổi đót ở Phổ Phong không chỉ giúp duy trì cuộc sống của người dân mà còn góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống lâu đời.

Vào mỗi dịp Tết, người dân Phổ Phong lại chuẩn bị cho mùa thu hoạch đót mới để duy trì nguyên liệu sản xuất suốt cả năm. Dù thu nhập từ nghề làm chổi đót không quá cao, nhưng với những người thợ nơi đây, nghề này không chỉ là một công việc mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.


HÀ MINH
NHÂN VẬT CUNG CẤP
NAM KHA
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Bí kíp chụp ảnh mừng ngày thống nhất xinh như Hòa Minzy, hoa hậu

    Bí kíp chụp ảnh mừng ngày thống nhất xinh như Hòa Minzy, hoa hậu

    Một số hoa hậu, ca sĩ, diễn viên đã tung loạt ảnh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước khiến cộng đồng mạng trầm trồ bởi thần thái qua từng khung hình.

    Chùm ảnh: Bừng sáng nụ cười chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ A50

    Chùm ảnh: Bừng sáng nụ cười chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ A50

    Kết thúc buổi tổng hợp luyện diễu binh, các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ A50 không quên gửi đến người dân nụ cười ấm áp trước khi lên xe ra về.

    Truyện ngắn Mực Tím: Chuyện một con mèo thích ngắm cảnh chiều

    Truyện ngắn Mực Tím: Chuyện một con mèo thích ngắm cảnh chiều

    Một bàn tay lặng lẽ chìa ra nhưng ấm áp vô cùng. Con mèo ung dung bước đến, áp cả thân người phục phịch vào đôi bàn tay mềm mại thân quen.

    Ngắm trực thăng kéo cờ, tiêm kích nhào lộn trên bầu trời TP.HCM sáng 22-4

    Ngắm trực thăng kéo cờ, tiêm kích nhào lộn trên bầu trời TP.HCM sáng 22-4

    Sáng 22-4, các phi đội trực thăng, tiêm kích tiếp tục tập luyện trên bầu trời TP.HCM trước thềm đại lễ 30-4.

    Cọc Bạch Đằng, xe tăng M24 Chaffee treo ngược xuất hiện giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ

    Cọc Bạch Đằng, xe tăng M24 Chaffee treo ngược xuất hiện giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ

    Triển lãm có mô hình cọc Bạch Đằng, xe tăng M24 Chaffee treo ngược giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ thu hút sự chú ý của người dân.

    Truyện ngắn Mực Tím: Người bạn kỳ lạ

    Truyện ngắn Mực Tím: Người bạn kỳ lạ

    Thiên ngước nhìn lên cao nơi tầng xanh của ngôi trường, những đám mây đang lững lờ trôi. Tâm trí cậu cũng lãng đãng như chúng vậy, nhẹ nhàng, an yên.

    Truyện ngắn Mực Tím: Như hai giọt nước

    Truyện ngắn Mực Tím: Như hai giọt nước

    Nhật Dương vẫn đứng chỗ hành lang, trong lòng đan xen nhiều suy nghĩ trộn lẫn. Cậu tự hỏi sẽ ra sao nếu nhờ Nhất Dương, anh trai song sinh của mình đi gặp Lan Nhi trong lần hẹn tới.

    5.000 sinh viên thành phố hòa ca Đất nước trọn niềm vui

    5.000 sinh viên thành phố hòa ca Đất nước trọn niềm vui

    Sáng 20-4, tại Nhà Văn hóa Sinh viên, 5.000 sinh viên đã tham gia lễ chào cờ "Tôi yêu Tổ quốc tôi" và chương trình hòa ca "Đất nước trọn niềm vui".

    Truyện ngắn Mực Tím: Bên kia đồi cỏ dại

    Truyện ngắn Mực Tím: Bên kia đồi cỏ dại

    Cậu dừng chân, quay lại trao cho tôi cây kèn harmonica. Cậu bảo, để làm kỷ niệm giữa hai chúng ta và nói thêm. "Mình sẽ trở lại, vào một ngày nào đó".

    Bến Bạch Đằng rộn ràng trong đêm bắn pháo hoa đầu tiên chào 30-4

    Bến Bạch Đằng rộn ràng trong đêm bắn pháo hoa đầu tiên chào 30-4

    Đêm bắn pháo hoa đầu tiên chào 30-4 diễn ra từ 21h30 đến 21h40 ngày 19-4 tại bến Bạch Đằng, hai bên bờ sông Sài Gòn.