img

Tàu dừng ở điểm lặn, Vũ Quang Dũng (lớp 10, trường Quốc tế TP.HCM – Học viện Mỹ) cẩn thận kiểm tra lại bình dưỡng khí, thiết bị thở…Khi huấn luyện viên ra hiệu, Quang Dũng chậm rãi lặn xuống.

Bạn có chút hồi hộp, bởi đây là chuyến lặn biển đầu tiên của mình.

photo-1686195952780

Khi xuống sâu khoảng 2m, cảm thấy hơi đau tai, Dũng ra hiệu cho huấn luyện viên dừng lại. Bạn tìm cách cân bằng áp suất tai. Một lúc sau, khi tai quen dần, Dũng mạnh dạn tiến xuống độ sâu 5m. Nhìn những rặng san hô đong đưa, từng đàn cá tung tăng trước mắt, bạn ngẩn ngơ nhìn, quên hết cảm giác lo lắng lúc đầu.

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 2.

Quang Dũng hồi hộp trong lần đầu xuống nước.

Trong khi anh trai hồi hộp trong lần lặn biển đầu tiên thì cô em Vũ Huyền Diệu (lớp 8, trường trường Quốc tế TP.HCM – Học viện Mỹ) lại như "cá gặp nước". "Lần đầu nhìn thấy những sinh vật biển, mình phấn khích đến độ muốn chạm tay vào mọi thứ (cười). Sau 45 phút lặn, huấn luyện viên ra hiệu cho mình lên bờ, mình cứ tiếc mãi!" – Huyền Diệu nhớ lại.

Vũ Huyền Diệu thích thú khám phá đại dương

Đó là lần lặn biển cách đây 4 năm của hai anh em. Đến nay, Quang Dũng và Huyền Diệu đã có "thâm niên" lặn hơn 100 ca ở nhiều vùng biển khác nhau, cả trong lẫn ngoài nước. Đặc biệt, bạn đồng hành trong những chuyến lặn biển của hai bạn là ba mẹ. Cả nhà có truyền thống đi lặn vào mùa xuân hằng năm, vào mùng 1 Tết. 

Lí giải về điều này, Huyền Diệu bật mí: "Nếu trên bờ có hoa mai, hoa đào bung nở rất đẹp thì dưới đáy biển, những rặng san hô cũng khoe sắc rạng rỡ không kém. Chưa kể, nước biển cũng trong xanh hơn vào mùa xuân".

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 4.

Từng lặn qua nhiều vùng biển khác nhau, với Quang Dũng, mỗi vùng biển có vẻ đẹp riêng. Bạn hé lộ: "Vùng biển Cebu (Philippines) có đàn cá sadin tuyệt đẹp, vùng biển Anilao (Philippines) lại sở hữu những rặng san hô bắt mắt, những chú rùa biển vô cùng thân thiện. Điểm đến yêu thích của cả nhà là Sipadan (Malaysia) bởi cảnh quan dưới biển vô cùng bắt mắt. Cả nhà đang lên kế hoạch đi Ai Cập lặn ngắm san hô đỏ". Song song với những chuyến du lịch lặn biển, năm nào cả gia đình hai bạn cũng tham gia 1- 2 chuyến nhặt rác dưới đáy biển cùng các huấn luyện viên của trung tâm bơi lặn VietDivers

photo-1686195954209

Sở thích lặn biển của cả hai được "truyền cảm hứng" rất lớn từ ba mẹ. Từ nhỏ, hai anh em đã được bố mẹ đưa đi cùng trong nhiều chuyến lặn biển. Dù chỉ ngồi chơi trên bờ nhưng khi quan sát bố mẹ cùng các cô chú, cả hai "học lóm" được cách đeo, sử dụng thiết bị thở. Khi 10 tuổi, biết mình đủ tuổi học lặn, hai anh em xin học, và được đồng ý ngay. Cô Kim Anh (mẹ của Quang Dũng và Huyền Diệu) chia sẻ: "Là dân lặn biển nhiều năm, cô chú thấy rằng việc lặn biển không nguy hiểm nếu mình được đào tạo bài bản cũng như tuân thủ những qui tắc khi lặn".

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 6.

Quang Dũng – Huyền Diệu đã có chứng chỉ lặn bình khí chuyên nghiệp. Hai anh em đã thi được bằng lặn nâng cao, có thể lặn bình khi xuống độ sâu 30m và lặn ban đêm.

"Để có thể đi lặn bất cứ đâu trên thế giới, bạn cần lấy bằng. Bạn phải học cách sử dụng bộ thiết bị chân vịt, mặt nạ ống thở. Đế bắt đầu khoá học lấy chứng chỉ, bạn cần bơi được tối thiếu 370m với bộ chân vịt mặt nạ ống thở và thả nổi không có phụ kiện hỗ trợ trong 10 phút" – cô Ngọc Anh – Huấn luyện viên lặn biển quốc tế SSI, cũng là cô giáo của Quang Dũng, Huyền Diệu– tiết lộ.

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 7.

Gia đình Oscar – Bella trong một chuyến lặn biển.

Được học bơi từ nhỏ, lại là những vận động viên bơi tốc độ của quận nên hai anh em không gặp khó khăn gì khi xuống nước, chỉ phải học sử dụng bình dưỡng khí, mặt nạ thở. "Mình học lí thuyết 1 buổi, học lặn ở hồ bơi 3 buổi, sau đó mình được đưa ra biển để thực hành. Mình nghĩ khó khăn nhất là vượt qua cảm giác ngộp khi ụp mặt nạ vào, rồi tập thở trong mặt nạ. Khi đã quen rồi thì bạn sẽ thoải mái như khi đi trên bờ vậy đó." – Quang Dũng cho biết.

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 8.

Vũ Huyền Diệu lặn chụp ảnh ở đảo Cebu (Phillipin). Để chụp bộ ảnh này, bạn và huấn luyện viên (HLV) sử dụng chung một bộ cùm thở. Sau khi nhiếp ảnh ra hiệu, bạn sẽ buông mồm thở rồi tạo dáng. Sau khi chụp ảnh, bạn chụp mồm thở để thở.

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 9.

Lần lặn biển đầu tiên, Huyền Diệu bị huấn luyện viên phê bình bởi thấy gì cũng…sờ. Cô bạn cười toe cho biết: "Trước khi đi lặn, ngoài kĩ thuật sử dụng thiết bị, mình được các huấn luyện viên cảnh báo về mối nguy hiểm từ các sinh vật biển. Các sinh vật này đa phần hiền lành, tuy nhiên, có số loài có khả năng gây hại như sứa, rắn biển, thậm chí có một số san hô có chứa độc tố. Để an toàn, bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc 3 không (không sờ, không chạm, không động) vào bất kì sinh vật nào. Do quá mê mẩn nên mình nhất thời quên lời cô".

Quang Dũng cũng có trải nghiệm khó quên khi…đi lạc dưới biển. "Lúc đó, nước khá đục nên mình không nhìn thấy bạn lặn xung quanh, cũng không thể lên tiếng. Sau vài giây mất tình bĩnh, mình nhớ lại lời dặn huấn luyện viên. Mình không bơi nữa, đứng yên trong 1 phút để quan sát. Khi vẫn không thấy ai, mình quyết định ngoi lên mặt nước để định hướng, rồi bơi về tàu. Sau lần đó, mình rút kinh nghiệm, luôn theo sát bạn lặn. Hay từ sự cố bình dưỡng khí của mẹ sắp cạn, mình nhận ra mình phải tuân thủ thời gian lặn cho phép. Mình thấy là những tình huống trên biển muôn hình vạn trạng, nhưng chỉ cần bình tĩnh, nhớ lại những kiến thức đã được học rồi bình tĩnh xử lí là được".

Chuyến du lịch dưới đáy biển - Ảnh 10.

YÊN NGỌC
VietDivers
ANH THY
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn Mực Tím: Giọt sương trên vai áo

    Truyện ngắn Mực Tím: Giọt sương trên vai áo

    Bánh Bao cuối cùng cũng hiểu được lòng Hạt Mè. Cô bạn đáp lại bằng cái gục đầu lên vai tôi, không ngại khóc nấc lên cho thỏa những cảm xúc tiêu cực đã bị kìm nén quá lâu.

    Có gì tại nhà ga T3 vừa khánh thành hướng tới đại lễ 30-4?

    Có gì tại nhà ga T3 vừa khánh thành hướng tới đại lễ 30-4?

    Sáng 19-4, nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất chính thức khánh thành. Đây là ga nội địa lớn nhất cả nước.

    Chùm ảnh: Các khối tổng hợp luyện diễu binh tối 18-4

    Chùm ảnh: Các khối tổng hợp luyện diễu binh tối 18-4

    Tối 18-4, các khối quân đội, dân quân tự vệ, công an tham gia tổng hợp luyện diễu binh trên đường Lê Duẩn (quận 1).

    Đây là điểm check-in hot nhất TP.HCM trước thềm 30-4

    Đây là điểm check-in hot nhất TP.HCM trước thềm 30-4

    Công viên bến Bạch Đằng (quận 1) - nơi đặt 15 khẩu pháo lễ chuẩn bị cho đại lễ 30-4 - chính là điểm check-in hot nhất lúc này.

    Sinh viên Lào, Campuchia đón Tết cổ truyền ấm áp tại Việt Nam

    Sinh viên Lào, Campuchia đón Tết cổ truyền ấm áp tại Việt Nam

    Tối 15-4, sinh viên Lào, Campuchia cùng đón Tết cổ truyền tại Ký túc xá sinh viên Lào trong không khí ấm áp, thân tình.

    Có một thủy cung giữa lòng phố cổ Hà Nội

    Có một thủy cung giữa lòng phố cổ Hà Nội

    Đúng 6h tối phố lên đèn, con đường vòm trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật trở lên khác lạ, lung linh. Cả một thủy cung thu nhỏ với cá kiếm, cá voi, sao biển… hiện ra ngay trước mắt.

    Truyện ngắn Mực Tím: Lựa chọn của mưa

    Truyện ngắn Mực Tím: Lựa chọn của mưa

    Sáng sớm, khi tôi bước đi trên con đường đọng nước mưa đêm qua thì bất chợt trông thấy một dáng người nhỏ nhắn đang không ngừng vẫy tay về phía mình.

    Truyện ngắn Mực Tím: Sẽ gặp cậu ở đó...

    Truyện ngắn Mực Tím: Sẽ gặp cậu ở đó...

    Tấm hình rơi xuống tay G. Cậu ngắm nhìn nó như thể chẳng nhận ra chính mình trong đó. Phía dưới tấm ảnh là một vài dòng tôi đã ghi chép lại khi chụp tấm hình này. Bất chấp suy nghĩ tôi sẽ quên G. và ký ức đẹp về cậu.

    Truyện ngắn Mực Tím: Dưới ánh hoàng hôn

    Truyện ngắn Mực Tím: Dưới ánh hoàng hôn

    Gió thoảng qua, mang theo mùi nắng, mùi cỏ, và cả chút gì đó khiến lòng tôi xao xuyến. Mọi thứ trở nên chậm rãi, như cách mà Phan vụng về nắm lấy tay tôi.

    Truyện ngắn Mực Tím: Trên cao là bầu trời xanh ngắt

    Truyện ngắn Mực Tím: Trên cao là bầu trời xanh ngắt

    Bữa cơm tiếp tục. Ba mẹ kể chuyện ở nhà máy nơi hai người làm việc, rồi mấy chuyện ở quê lúc anh Đan vắng nhà. Gia đình bốn người nói cười vui vẻ. Căn bếp nhỏ bỗng trở nên ấm cúng lạ thường, mọi lo âu chuyện tốt nghiệp biến đi đâu chẳng biết.