img

Kỷ niệm 30 năm Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TPHCM và 26 năm trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ, phóng viên Mực Tím đã có buổi trao đổi với thầy Nguyễn Bảo Quốc – phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM và cô Lâm Hồng Lãm Thúy – trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM.

- Thưa thầy, cô, năm nay, giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TPHCM tròn 30 năm tổ chức và Khăn Quàng Đỏ cũng hoàn thành năm thứ 26, việc thay đổi rõ nét trong cách ra đề, sáng tạo nội dung trên ấn phẩm Nhi Đồng, cũng như thay đổi cách tổ chức vòng chung kết trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ mang ý nghĩa như thế nào ạ?

Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM - Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Bảo Quốc - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - Ảnh: NGỌC THẠCH

Thầy Nguyễn Bảo Quốc: Ba mươi năm tròn của Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM cũng trùng dịp nước ta đón chào kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với sự kiện lớn này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM (gọi tắt là Sở - PV) đã kịp thời cho các em hóa thân thành người lính trẻ trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến về Sài Gòn, vào Dinh Độc Lập, tìm hiểu thêm nhiều nội dung, sự kiện liên quan.

Trong một số nội dung ở các khối lớp vòng chung kết trên ấn phẩm Nhi Đồng TPHCM, sở cũng đưa nhiều nội dung liên quan như hành trình tìm hiểu về Bến Nhà Rồng – nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước…

Đây cũng là mong muốn của Sở trong việc gắn kết giữa nội dung học tập, năng lực của các em ở tất cả các bộ môn, gắn kết các sự kiện xã hội, giúp học sinh nâng cao tinh thần yêu nước.

Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM - Ảnh 2.

Cô Lâm Hồng Lãm Thúy – trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM - Ảnh: NGỌC THẠCH

Cô Lâm Hồng Lãm Thúy: Có thể nói, Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ và Nhi Đồng TPHCM là sân chơi uy tín không chỉ ở TPHCM mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác.

Điều này được minh chứng từ vòng sơ khảo đến vòng chung kết: tất cả đều có các bạn học sinh ở tỉnh tham gia nhiệt tình. Sân chơi này không chỉ của riêng học sinh mà còn dành cho các thầy cô, các bậc phụ huynh…

Đây là hình thức giáo dục mà Sở phối hợp cùng báo tuyên truyền Chương trình giáo dục phổ thông 2018, là cách mà sở hướng đến để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

Sở mạnh dạn đồng hành cùng báo đổi mới cấu trúc đề, đưa ngoại ngữ vào đề thi cho khối tiểu học không chỉ tiếng Anh mà còn có tiếng Trung, tiếng Pháp.

Từng gắn bó với học sinh tiểu học ở cấp cơ sở, cho đến nay, khi thấy các bạn nhỏ xúng xính, hân hoan bước vào ngày hội chung kết, cô cảm thấy rất vui và phấn khởi.

Cô nhận thấy sự gắn kết rõ ràng giữa nhà trường – gia đình – xã hội thật sự chặt chẽ, đem lại sân chơi bổ ích cho các bạn nhỏ.

Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM - Ảnh 3.

Học sinh hào hứng tham gia đố vui tại Ngày hội chung kết Giải Lê Quý Đôn năm học 2024 - 2025 - Ảnh: VŨ

30 năm – hành trình không hề ngắn của một sân chơi đến từ thương hiệu báo cùng với sự đồng hành của Sở, được nhiều phụ huynh quan tâm, ủng hộ đã được minh chứng qua số lượng tham gia ngày càng đông đảo của học sinh từ các kỳ câu hỏi trên mặt báo đến vòng chung kết.

- Năm nay, các bạn ở khối Tiểu học đã hoàn thành chương trình GDPT 2018, đề chung kết cũng đổi mới: có phần đọc hiểu để giải quyết các vấn đề ở tất cả các môn. Đây có phải là trải nghiệm mới, nét đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá của Sở dành cho học sinh không, thưa thầy, cô?

Thầy Nguyễn Bảo Quốc: Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phát huy năng lực bản thân trên cơ cở nền tảng giáo dục vững chắc. Như vậy việc vận dụng kiến thức cũng như năng lực để giải quyết vấn đề thực tiễn là mục tiêu chương trình hướng đến.

Năm nay, các bạn nhỏ ở các khối lớp – đặc biệt khối lớp 5 đã hoàn thành chương trình 5 năm theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Với mục tiêu không làm nặng nề cuộc thi mà đó là sự trải nghiệm. Thầy chúc tất cả các bạn học sinh tự tin, bản lĩnh, tiếp tục học tập, rèn luyện để tích lũy kiến thức cho bản thân, phát huy năng lực phẩm chất cá nhân trong mỗi chúng ta.
Thầy Nguyễn Bảo Quốc - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM

Do vậy, Sở có sự điều chỉnh trong việc ra đề: không chỉ đơn thuần làm những câu hỏi trắc nghiệm đơn thuần mà có nhóm câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên cơ sở dữ liệu chung, từ đó các em phải đọc, phân tích, tìm hiểu, vận dụng các kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên và một số kỹ năng khác để giải quyết vấn đề.

Ngày hội chung kết Giải Lê Quý Đôn năm học 2024 - 2025 - Thực hiện: HÀ LINH, VŨ, LAM THUYÊN

Qua ngày hội chung kết này, Sở cũng muốn gửi gắm thêm những đổi mới, sáng tạo trong việc ra đề, mong muốn hướng đến việc đổi mới về kiểm tra đánh giá không chỉ với học sinh mà dành cả cho giáo viên, giúp thầy cô nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đổi mới kiểm tra đánh giá.

Nếu xét về đổi mới trong việc ra đề thì trong suốt hành trình 30 năm của mùa Giải, đã nhiều lần Sở chủ động đưa các tình huống thực tiễn để học sinh giải quyết dù lúc đó vẫn áp dụng chương trình giáo dục trước đây.

Đặc biệt với Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng, Sở chủ động phối hợp cùng ấn phẩm Nhi Đồng TPHCM – báo Tuổi Trẻ để thực hiện đổi mới việc kiểm tra, đánh giá.

Đến chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì vấn đề này càng thúc đẩy hơn vì mục tiêu, định hướng của chương trình phù hợp với cách ra đề mới, tiệm cận với nền giáo dục của các nước tiên tiến mà chúng ta có khả năng thực hiện tốt trong quá trình các em phát triển sau này.

Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM - Ảnh 4.

Học sinh tại Ngày hội chung kết Giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM - Ảnh: VŨ

Cô Lâm Hồng Lãm Thúy: Năm nay là năm đặc biệt, các bạn học sinh tiểu học của cả nước đã hoàn thành một vòng của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Do đó, đề thi vòng chung kết trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM tập trung đánh giá năng lực phẩm chất học sinh theo định hướng, mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông 2018 này.

Cô xin được chia vui với 780 bạn nhỏ đến với ngày hội chung kết trên ấn phẩm Nhi Đồng TPHCM cũng như 680 bạn khối THCS đã trải nghiệm hành trình hóa thân thành Người lính trẻ trong vòng chung kết trên ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ vừa diễn ra vào sáng 11-5.

Đây không chỉ là niềm tự hào của các bạn mà còn thể hiện rõ đánh giá năng lực, sự góp sức hỗ trợ từ gia đình, nhà trường.

Sân chơi thành công với sự tham gia nhiệt tình của các bạn, sự tổ chức phối hợp chặt nhẽ, nhịp nhàng giữa Sở và báo.

Cô cảm thấy hạnh phúc với việc đồng hành chung của hai bên và vui mừng khi cả hai vòng chung kết diễn ra thành công tốt đẹp.

Cô Lâm Hồng Lãm Thúy - trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM

Đề được chia làm 2 phần: phần thứ nhất các bạn sẽ thực hiện những hoạt động giáo dục đơn lập theo từng môn học và phần thứ hai, các bạn sẽ căn cứ trên ngữ liệu chung như một đoạn văn để tích hợp các môn học như Tiếng Việt, toán, lịch sử, địa lý, tự nhiên và xã hội, giáo dục địa phương… cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác.

Hẳn sẽ có câu hỏi: Liệu có gò bó kiến thức hay không khi các bạn trả lời câu hỏi chỉ dựa trên ngữ liệu có sẵn?

Xin khẳng định rằng, với đề thi chung kết năm nay, các bạn sẽ có ngữ liệu từ bài đọc hiểu để trả lời.

Và từ ngữ liệu cho sẵn này, các thầy cô ra đề tiếp tục gợi mở cho các bạn thêm những kiến thức đã được học để từ đó bạn có thể đối chiếu so sánh với ngữ liệu có sẵn rồi tư duy, chọn lựa cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Một bộ đề tổng hợp hết các kiến thức môn học, hoạt động giáo dục là một hướng đi mạnh dạn đổi mới của giáo dục tiểu học TPHCM nhằm đẩy mạnh việc hỗ trợ thầy cô đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đẩy mạnh phát triển năng lực phẩm chất theo định hướng của chương trình giáo dục 2018.

Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM - Ảnh 5.

Ảnh: VŨ

KIM NGÂN
NGỌC THẠCH - VŨ
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn Mực Tím: Công viên Mặt Trời

    Truyện ngắn Mực Tím: Công viên Mặt Trời

    Tháng năm... khi mùa hè tới, bầu trời quang đãng ít mây, nhất định chúng mình sẽ đi công viên Mặt Trời. Rồi mình sẽ lại được cùng ngắm nhìn thành phố từ trên cao, cùng nắm tay nhau, và cùng nhau đắm chìm vào khung cảnh lãng mạn ấy, một lần nữa.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cá bảy màu lấp lánh

    Truyện ngắn Mực Tím: Cá bảy màu lấp lánh

    Tôi chỉ mong sao Mi luôn lạc quan, vui tươi, rực rỡ như những chú cá bảy màu yêu thích của nhỏ. Và tôi cũng thầm cảm ơn nhỏ Mi vì đã xuất hiện trong một phần tuổi thơ của tôi, để những ngày hè ấy thật đáng nhớ, lấp lánh trong veo và rộn vang tiếng cười.

    Truyện ngắn Mực Tím: Hoa hướng dương tháng tư

    Truyện ngắn Mực Tím: Hoa hướng dương tháng tư

    Mai này đây, có thể tôi sẽ không còn thích Định nữa, nhưng những cảm xúc sống động nảy nở suốt những năm tháng đó tôi sẽ không bao giờ quên.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cho mình một ly trà bơ nữa nhé!

    Truyện ngắn Mực Tím: Cho mình một ly trà bơ nữa nhé!

    Trà Bơ xuất hiện trong chiếc váy trắng tinh và mái tóc được buông xõa trên vai, lùn hơn một chút so với tôi tưởng tượng. Tôi ngẩn ra vài giây. Bạn ấy chìa tay đưa cho tôi một chiếc túi vải có hình những quả bơ ngộ nghĩnh, cầm lên nặng trịch.

    Truyện ngắn Mực Tím: Những hạt mầm sẽ lớn

    Truyện ngắn Mực Tím: Những hạt mầm sẽ lớn

    Bây giờ, khi lần nữa nhìn vào nụ cười ấy dưới những tán cây, lòng tôi giống như một mảnh đất đã được cày xới đầy màu mỡ. Như cách gieo hạt giống rau vào lòng đất, Lâm cũng đã gieo vào lòng tôi một thứ tình cảm đặc biệt.

    Truyện ngắn Mực Tím: Minh Anh

    Truyện ngắn Mực Tím: Minh Anh

    Tôi lặng lẽ nhìn Minh Anh. Bạn đã học cách yêu lấy chính mình, không chỉ mỗi những khoảnh khắc rực rỡ, mà cả những vụn vỡ đã từng làm bạn tổn thương.

    'Mini concert' đặc biệt của quân và dân sáng 30-4

    'Mini concert' đặc biệt của quân và dân sáng 30-4

    Sáng 30-4, tại công viên 23-9 đã diễn ra chương trình văn nghệ do các chiến sĩ Quân khu 7 và Trường Sĩ quan Lục quân 2 biểu diễn.

    Góc xem diễu binh, diễu hành 30-4 quá độc lạ của người dân

    Góc xem diễu binh, diễu hành 30-4 quá độc lạ của người dân

    Nhiều người dân đã trèo cây, lên mái nhà, mang theo thang... để có tầm nhìn thuận lợi xem diễu binh, diễu hành sáng 30-4.

    Tạm biệt chiến sĩ A50: Những khoảnh khắc đẹp sẽ còn đọng mãi

    Tạm biệt chiến sĩ A50: Những khoảnh khắc đẹp sẽ còn đọng mãi

    Các chiến sĩ A50 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tạm biệt TP.HCM thân yêu vào trưa 30-4.

    Người trẻ tự hào tiếp nối truyền thống, tự tin hướng tới tương lai

    Người trẻ tự hào tiếp nối truyền thống, tự tin hướng tới tương lai

    Trong thời khắc lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), các bạn trẻ đã bày tỏ nhiều suy nghĩ sâu sắc.