img


 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 1.

Nhà báo Nguyễn Khắc Cường (Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ) chia sẻ về cuốn sách mới ra mắt của mình: "Cuốn sách Kho báu trong thành phố là tựa sách dành cho thiếu nhi, được tôi viết cách đây 1 năm, kể về hành trình tham gia gameshow thực tế của các cặp cha con. Điều thú vị là kho báu trong truyện không phải một món vật chất đắt tiền, quý hiếm nào đó mà chỉ là hình ảnh mang tính ẩn dụ, là cái cớ để các nhân vật phát hiện ra kho báu khác quý giá hơn về mặt tinh thần".

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 2.

Đó là giá trị tình cảm gia đình, gợi mở cảm xúc tìm hiểu về di sản văn hoá, bỏ túi kinh nghiệm nuôi dạy con hữu ích…. 

Dĩ nhiên, những điều kể trên cũng chỉ là ý tưởng của người cầm bút còn với độc giả sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau khi đọc sách, nên anh Khắc Cường cũng rất mong chờ được nhận ý kiến đóng góp khác của các bạn.

Theo chân cuộc đua đi tìm kho báu của cha con bé Kiến trong sách Kho báu trong thành phố, bạn sẽ nhận ra những hồi ức về Thành phố ở thập niên 80 hiện ra sống động, với những khung cảnh vừa quen vừa lạ, những trò chơi dân gian đã từng làm mê mệt trẻ em cách đây mấy mươi năm: chọi dế, thả thuyền, bắn bi, búng thun… được tác giả mô tả hài hước, chân thực.

Vì lẽ đó, tác phẩm này không chỉ dành cho trẻ em, mà người lớn cũng có thể đọc say mê và mỉm cười với một bầu trời tuổi thơ cũ đang trở lại.

Được biết, năm nay cũng là cột mốc 30 năm anh Khắc Cường làm báo cho thiếu nhi với các ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Ngôi Sao Nhỏ, Rùa Vàng, Nhi Đồng TP.HCM được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.

"Nhiều độc giả thuở ban đầu tôi làm báo giờ đã có gia đình, có con và chính thời gian dài sống trong thế giới tuổi thơ, tiếp xúc với nhiều câu chuyện hay, thú vị của các bạn nhỏ là nguồn chất liệu, cảm hứng dồi dào để tôi viết truyện thiếu nhi. Tôi không dám khẳng định mình là người hiểu hết về trẻ em mà chỉ là người có sự đồng cảm với các em nhiều hơn nên viết truyện thiếu nhi cũng thuận tay hơn" – anh bật mí thêm.

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 3.

Nhà báo Nguyễn Khắc Cường đang chia sẻ về quá trình viết cuốn sách mới Kho báu trong thành phố của mình.

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 4.

"Tôi đã và đang sống một cuộc đời giữa các hoạt động nói và viết. Khi làm cán bộ Đoàn, giáo viên văn, huấn luyện phát triển cá nhân… tôi phải nói liên tục, rồi sống với việc viết lách qua nghề biên tập, làm báo… từ đó may mắn có được cảm xúc ngôn từ. Tức là khi nghe được một kiểu diễn đạt thú vị, trong con người mình tràn đầy cảm hứng, hay nghe được câu chuyện ý nghĩa liền rưng rưng cảm xúc…" – nhà báo Dương Thành Truyền cho biết.

Từ những rung động đó, nhà báo Dương Thành Truyền đã viết rất nhiều bài viết tạp bút, phiếm đàm, các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, thời sự,…được đăng trên các báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Tuổi Trẻ Cười và mới đây ra mắt tựa sách Bắt đầu bằng để lại.

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 5.

Tập sách Bắt đầu bằng để lại gồm những bài viết của tác giả về những khía cạnh thú vị của ngôn ngữ trong đời sống, những địa danh và quan sát văn hóa, những tựa sách ý nghĩa, đằng sau đó là câu chuyện về tác giả, và những nhân vật truyền cảm hứng.

Là bài học của một con người lúc sa cơ thất thế vẫn gan lì đối diện với số phận bằng một sức mạnh nội tâm phi thường mà người miền Nam gọi là "dân chơi thứ thiệt". Hay những đắng đót về sự thay đổi địa danh, nếu Ngã Bảy (Hậu giang) đổi thành Tân Hiệp, có lẽ anh chàng tình si bán chiếu trong câu vọng cổ của nghệ sĩ Viễn Châu sẽ thất vọng biết bao…

Nhà báo Dương Thành Truyền bật mí: "Tiếng Việt không chỉ đẹp mà còn có năng lực diễn đạt hết sức hấp dẫn và muốn có thêm vốn liếng giàu có hơn về ngôn từ thì bạn nên đọc thật nhiều sách. Vì việc đọc sách không chỉ cung cấp kiến thức mà còn cho ta năng lực ngôn từ, biến ta thành con người thú vị, đặc sắc khiến ai cũng muốn gặp, cũng muốn trò chuyện cùng và muốn đọc cuốn sách mà mình viết".

Bên cạnh đó, anh Truyền còn rất khuyến khích người Việt viết sách. "Các bạn hãy cứ mạnh dạn viết đi. Biết đâu 10 hay 20 năm sau, 50 năm sau có một ai đó đọc được cuốn sách của mình, họ lại bật ra ý tưởng, cảm xúc, câu chuyện thì đó chính là sức sống bền lâu của sách".

Anh còn cho biết ở nước ngoài có nhiều trung tâm dạy viết mở ra, không phải hướng dẫn cách mọi người trở thành nhà văn mà chỉ đơn giản là biết cách thể hiện ý tưởng, kể chuyện sao cho hay… vì đơn giản viết lách còn là một cách để giải toả cảm xúc cá nhân.

Các tựa sách mới của nhà báo Hồ Huy Sơn, nhà báo Nguyễn Khắc Cường và nhà báo Dương Thành Truyền được giới thiệu trong buổi giao lưu.

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 7.

Tính đến cuốn sách mới ra mắt với tựa rất dễ thương Xin chào ngày nắng đẹp, anh Hồ Huy Sơn (phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng) đã sở hữu một "kho báu" đáng quý là 14 cuốn truyện, thơ dành cho thiếu nhi và cả người lớn, tản văn… Nhiều bạn độc giả đã rất nể phục năng lực viết lách của anh và đặt nhiều câu hỏi xoay quanh bí kíp vừa viết báo giỏi, vừa viết sách hay.

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 8.

Theo anh Sơn, báo chí và văn chương luôn có sự song hành với nhau. Ở mỗi thể loại đều đòi hỏi nhiều tính sáng tạo của người viết, như báo chí thì cần truyền tải thông tin sao cho đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, dễ hiểu, còn văn chương thì thường hư cấu để xây dựng cốt truyện hấp dẫn, độc đáo, truyền tải thông điệp ý nghĩa đến độc giả.

"Vì thế, để có thể làm tốt ở cả hai vai trò, tôi thường không quá tách bạch con người báo chí với con người văn chương, cũng không chủ ý chọn thể loại hay đề tài mà tuỳ vào chất liệu cuộc sống, thuận theo cảm xúc tự nhiên để tìm cách thể hiện cho phù hợp" – anh chia sẻ. Sau khi nộp bài cho toà soạn, anh Sơn sẽ dành thời gian để sáng tác văn chương hoặc cũng có khi anh dùng chất văn chương để viết nên các bài tuỳ bút, du ký… mang nhiều thông tin hữu ích.

Có hai điều anh Hồ Huy Sơn tha thiết được gửi đến bạn đọc trong cuốn sách mới Xin chào ngày nắng đẹp: "Đầu tiên, khi còn trẻ, khỏe và có cơ hội, hãy đi thật nhiều. Chỉ có việc đi và gặp mới giúp chúng ta có thêm nhiều trải nghiệm và cảm xúc. Điều thứ hai là, hãy mạnh dạn cầm bút và viết về những suy nghĩ, ấp ủ, tâm tình vẫn còn nằm chờ được lên tiếng. Khi ấy, điều kỳ diệu cũng sẽ đến với bạn!".

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 9.

Rất đông các độc giả ở mọi lứa tuổi đến tham gia buổi giao lưu Nhà báo viết sách.


 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 10.

Nhà báo Trung Nghĩa từng đặt chân đến rất nhiều quốc gia trên ở khắp các châu lục Âu, Á, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. 

Với phong cách không ngại dấn thân vào hiểm nguy, anh đã tích cực tác nghiệp, săn tin, săn ảnh như một phóng viên chiến trường thực thụ ở những quốc gia đã hoặc đang xảy ra xung đột vũ trang, khủng bố, thảm họa hạt nhân… 

Từ đó, anh rút ra một điều: "Lợi thế của nhà báo là được đi đây đi đó, có nhiều trải nghiệm thực tế và có khả năng diễn đạt rất tốt nên viết báo hay viết sách cũng đều thuận tay".

Anh chia sẻ một kinh nghiệm thú vị về việc viết lách trong các chuyến hành trình của mình: "Khi đi đến vùng đất nào đó, tôi luôn mang theo một cuốn sổ tay nhỏ để ghi chép theo công thức: trang bên trái dùng để ghi lại nhật kí hành trình mỗi ngày mình làm gì, gặp ai…; còn trang bên phải thì ghi lại cảm nhận cá nhân. Để khi trở về nhà, mình chỉ cần lật ra đúng hai trang đó là có đủ tư liệu, cảm xúc viết thành một bài báo, bài in sách hoàn chỉnh".

 Nghe nhà báo kể chuyện viết sách - Ảnh 11.

Một bạn độc giả đặt câu hỏi rất thú vị về quá trình tác nghiệp của nhà báo Trung Nghĩa khi đến các quốc gia không sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thì phải làm thế nào để tiếp cận được các thông tin bản địa một cách chính xác, trung thực nhất.

"Điều đầu tiên là phải tìm hiểu thông tin, chuẩn bị thật kĩ lưỡng về các quốc gia mình sẽ đặt chân đến. Sau đó, các bạn nên học câu xin chào và cảm ơn bằng tiếng bản địa để tạo thiện cảm với người dân nơi đó, chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình. Và với sự phát triển của các ứng dụng chuyển ngữ trên điện thoại, bạn có thể dễ dàng giao tiếp với họ thông qua ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh" – anh Trung Nghĩa cho biết.

Anh Nghĩa cũng vừa hoàn thành xong bản thảo du kí viết về đất nước Afghanistan, hành trình chinh phục đỉnh Everest… và sẽ ra mắt trong thời gian tới. Mời bạn đón đọc nhé!

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Ngày đầu tuần hướng về nguồn cội ở Trường THPT Bình Phú

    Ngày đầu tuần hướng về nguồn cội ở Trường THPT Bình Phú

    Sáng 31-3, Trường THPT Bình Phú (quận 6) đã tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đầy trang nghiêm và cảm xúc.

    Bắt trọn khoảnh khắc rạng rỡ của gần 10.000 học sinh tại Ngày hội Tự tin vào lớp 10

    Bắt trọn khoảnh khắc rạng rỡ của gần 10.000 học sinh tại Ngày hội Tự tin vào lớp 10

    Mở rộng quy mô tổ chức, Ngày hội Tự tin vào lớp 10 năm 2025 đã thu hút gần 10.000 học sinh tham gia.

    Truyện ngắn Mực Tím: Có một người đã cột dây giày giúp tôi

    Truyện ngắn Mực Tím: Có một người đã cột dây giày giúp tôi

    Tôi vốn dĩ không thích những gì quá náo nhiệt. Sống tập thể trong khu quân sự thì càng không phải điều mà tôi mong muốn. Nhưng việc mỗi ngày đều ngắm nhìn cậu từ xa cho tôi hiểu ra rằng kỳ quân sự cũng thật đáng nhớ biết bao. Bởi đó là nơi mà chúng tôi gặp được nhau...

    Bữa tiệc âm nhạc và ẩm thực đẹp phần nhìn, ngon phần vị tại Trường THPT Trung Phú

    Bữa tiệc âm nhạc và ẩm thực đẹp phần nhìn, ngon phần vị tại Trường THPT Trung Phú

    Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn 26-3, Trường THPT Trung Phú (Củ Chi) rộn ràng tổ chức Ngày hội học sinh với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.

    Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân 2025

    Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân 2025

    Sáng 26-3, Trường phổ thông Năng khiếu thể dục thể thao huyện Bình Chánh đã tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân 2025.

    Tổng Bí thư Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình

    Tổng Bí thư Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình

    Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc.

    Bế mạc Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2025:  Đại tiệc âm nhạc tháng 3

    Bế mạc Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2025: Đại tiệc âm nhạc tháng 3

    Tối 23-3, Lễ hội Thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2025 chính thức bế mạc. Khán giả đã được thưởng thức một đại tiệc âm nhạc với đầy đủ cung bậc cảm xúc.

    Vui hết cỡ, cháy hết mình tại Ngày hội học sinh Trường THPT Hồ Thị Bi

    Vui hết cỡ, cháy hết mình tại Ngày hội học sinh Trường THPT Hồ Thị Bi

    Chiều 22-3, Ngày hội học sinh Trường THPT Hồ Thị Bi (Hóc Môn) đã diễn ra trong không khí tưng bừng với nhiều hoạt động sôi nổi.

    Bùng nổ đêm đồng diễn tại Lễ hội Thanh niên 2025

    Bùng nổ đêm đồng diễn tại Lễ hội Thanh niên 2025

    Tối 21-3, hơn 1.000 học sinh, sinh đã tham gia đồng diễn dân vũ và võ nhạc tại đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn trước Nhà Văn hóa Thanh niên).

    Trường THPT Ten Lơ Man: 75 năm sáng ngời truyền thống

    Trường THPT Ten Lơ Man: 75 năm sáng ngời truyền thống

    Sáng 19-3, Trường THPT Ten Lơ Man (quận 1) tổ chức chương trình kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống trường.