img
Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 1.

Các CLB về STEM, robot… thường sẽ là “ngôi nhà” để teen ở các trường THPT yêu thích khoa học, công nghệ… tham gia, tìm hiểu lĩnh vực mà mình yêu thích. Tuy nhiên khi khái niệm về AI - Trí tuệ nhân tạo phổ biến thì các CLB trên có còn đủ sức đáp ứng nhu cầu học tập, thỏa mãn việc tìm hiểu AI của teen?

Muôn kiểu tự học AI của teen

Việc teen được dạy về AI ngay trên ghế nhà trường THPT chưa trở thành điều phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, AI ngày càng trở nên gần gũi trong đời sống, nên nhu cầu được học, tìm hiểu về AI ngày càng cao.

Có mục tiêu du học ngành công nghệ thông tin, Trần Đức Khải (lớp 10 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1) đã chủ động tự học thêm AI từ Internet, tìm hiểu robot AI của Microsoft từ bốn tháng trước.

Cậu bạn cũng dự định tìm diễn đàn, workshop về AI để tham gia cũng như thành lập câu lạc bộ Tin học trong trường.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 5.

Các thành viên CLB STEM THPT Mạc Đĩnh Chi tham gia một cuộc thi khoa học - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Vốn yêu thích lập trình và robot nên từ năm lớp 10 bạn Huỳnh Nguyễn Trọng An (lớp 12CB2, THPT Huỳnh Tấn Phát, Bến Tre) đã tham gia CLB Robocon tại trường. Tham gia CLB, Trọng An được học thiết kế, xây dựng và lập trình robot cho các cuộc thi do trường và tỉnh tổ chức.

Mình mong trường tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc AI. Cụ thể như thành lập một CLB AI hoặc tổ chức các workshop, tập huấn về AI. Mình nghĩ những hoạt động này sẽ giúp học sinh tiếp cận những kiến thức mới, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
Trọng An (THPT Huỳnh Tấn Phát, Bến Tre)

Tại CLB STEM THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6) trong năm học này, ngoài lĩnh vực STEM (gồm các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán), ban chủ nhiệm CLB còn định hướng đưa thêm chủ đề AI vào các buổi sinh hoạt CLB như tìm hiểu về các phần mềm vẽ kỹ thuật, vẽ 3D...

CLB cũng khuyến khích thành viên tham gia những cuộc thi về AI, nghiên cứu những dự án sử dụng AI...

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 4.

Bạn Lê Ngọc Tường Vy - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

“Hiện tại chúng mình cũng gặp vài khó khăn. Dù AI không quá xa lạ, nhưng để lập trình, ứng dụng được AI thì CLB vẫn chưa đủ trình độ.

Mình mong nhà trường sẽ có chương trình giảng dạy AI vào thực tế, để chúng mình có cơ hội mở rộng vốn kiến thức nhiều hơn”, bạn Lê Ngọc Tường Vy (lớp 11A21, chủ nhiệm CLB STEM - THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6)

Là người đã từng đạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm 2023, bạn Khắc Triệu (tân sinh viên Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho hay, từ những năm cấp ba, cậu bạn chưa có cơ hội được nhà trường dạy về AI. Khắc Triệu chủ yếu tự học AI.

"Mình tìm học AI để chuẩn bị cho kỳ thi về Tin học trẻ toàn quốc. Quá trình học của mình tương đối cơ bản. Mình lên mạng tìm đọc được cuốn sách viết khá căn bản về AI. Điều gì chưa hiểu mình nghiên cứu lại sau", Khắc Triệu nhớ lại.

Và hiện nay, khi đã là tân sinh viên ngành Khoa học máy tính, Khắc Triệu cũng thường xuyên nhận lời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm học AI trong các buổi workshop cho teen cấp ba.

Nhu cầu học AI của teen qua góc nhìn của thầy cô

Ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5), LHP Science Club là CLB được thành lập từ trước những năm 2000. Tiền thân của LHP Science Club ban đầu là CLB Thiên văn, sau đó nhiều lần đổi tên như CLB Điện điện tử, Tên lửa nước, Khoa học... và hiện tại là LHP Science Club.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 2.

Các thành viên LHP Science Club - Ảnh: LHP SCIENCE CLUB

Dù CLB nhiều lần đổi mới "sứ mệnh", nhưng đây luôn là sân chơi để các bạn teen yêu thích khoa học tạo ra các sản phẩm thực tiễn cho cuộc sống. Và hiện nay LHP Science Club còn là ngôi nhà chung để teen Lê Hồng Phòng cùng tìm hiểu thêm về AI.

Gắn bó với LHP Science Club những năm qua, thầy Lê Thịnh (giáo viên bộ môn Vật lý, THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5) cho biết, tại trường hiện nay có rất nhiều teen yêu thích AI.

Các bạn thường đặt ra những vấn đề liên quan đến AI cho thầy cô. Nhất là khi teen tham gia quá trình nghiên cứu khoa học, làm ra sản phẩm cần đầu tư nhiều, các bạn càng có những thắc mắc về AI cần thầy cô đồng hành.

Với vai trò là người hướng dẫn CLB Khoa học tại trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bến Tre), thầy Mai Hữu Thuần cho biết, học sinh có không ít những thắc mắc liên quan đến AI “gây khó” cho giáo viên. Hiện tại CLB do thầy Thuần quản lý có 29 bạn học sinh luôn “cháy” hết mình với việc nghiên cứu khoa học và rất tò mò về AI.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 6.

Thầy Mai Hữu Thuần - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Theo thầy Thuần: “Phía CLB ở trường đã phần nào đáp ứng được sở thích và đam mê của các em, nhưng vẫn còn khá nhiều tiềm năng để phát triển. Chúng tôi cũng xem xét khả năng hợp tác với các trường đại học, cao đẳng tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc sâu lĩnh vực AI”.

Có thể thấy nhu cầu được tiếp xúc với khoa học, công nghệ... của teen ngay trên ghế nhà trường đã xuất hiện qua nhiều thế hệ. Và hiện nay dù đang học phổ thông nhưng mong muốn được học và tìm hiểu sâu hơn về AI của các bạn teen 2K6, 2K7... cũng rất nhiều.

AI là gì?

AI - Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Trí tuệ nhân tạo do chính con người lập trình nhằm để máy tính có thể tự động hóa tự học, tối ưu các hành vi thông minh như con người.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết lập luận, tư duy để giải quyết vấn đề...

Có thể hiểu đơn giản rằng với trình độ khoa học kỹ thuật, con người có thể tạo ra được chiếc xe buýt, nhưng với một ứng dụng của AI sẽ giúp bạn biết rõ chiếc xe buýt đang ở vị trí nào, bao lâu nữa đến trạm, tư vấn tuyến xe buýt phù hợp với hành trình của bạn... để bạn chủ động thời gian.

Chính vì vậy ngày nay bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều sản phẩm của AI đang phục vụ tốt đời sống như: ChatGPT, Google Maps, máy in 3D...

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 3.

Tại trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) ngay từ đầu năm học này nhà trường đã cho thành lập CLB AI, còn ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) nhà trường đã cho dạy thí điểm môn học AI bắt đầu từ năm 2019. Có thể thấy việc học AI ở môi trường THPT đã được rất nhiều thầy cô và teen quan tâm.

Học AI từ CLB

Ngày 11-9-2023 vừa qua, CLB AI của trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM) được thành lập. Được biết đây là một trong những CLB AI đầu tiên trong một trường THPT ở Việt Nam. Không dừng lại với mô hình quen thuộc như các CLB học đường khác, CLB AI THPT Bùi Thị Xuân còn là nơi để teen học tập, làm việc cùng nhau dưới sự dẫn dắt của thầy cô có chuyên môn.

Phía trường THPT Bùi Thị Xuân còn mời cố vấn là giảng viên đến từ Khoa Công nghệ Thông tin của Trường đại học Hoa Sen giảng dạy cho CLB.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 9.

Lễ ra mắt CLB AI tại trường THPT Bùi Thị Xuân. - Ảnh: TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

Ngay sau khi được thành lập CLB có ngay 104 bạn teen đăng ký tham gia. CLB sẽ là ngôi nhà để teen yêu thích AI có môi trường học tập và có nhiều trải nghiệm trực tiếp với lĩnh vực này.

Bạn Minh Tâm (lớp 10, THPT Bùi Thị Xuân) chia sẻ: “Từ nhỏ, mình đã yêu thích công việc IT. Vừa vào lớp 10 biết trường có CLB AI mình đăng kí tham gia ngay để tích lũy kiến thức cho ngành nghề mình yêu thích sau này”.

“Hè 2023 mình đã tự học lập trình nên muốn tham gia CLB để được tìm hiểu thêm AI. Mình muốn ba năm học phổ thông có cơ hội làm nhiều dự án và tham gia các cuộc thi về tin học kỹ thuật. Mình tin tham gia CLB sẽ giúp mình làm được điều này”, Minh Huy (lớp 10A11 Trường THPT Bùi Thị Xuân) hào hứng.

Tiến sĩ Lê Đình Phong (trưởng Khoa Công nghệ Thông tin, Trường đại học Hoa Sen, cố vấn chuyên môn cho CLB AI THPT Bùi Thị Xuân) cho biết: “CLB AI đặc biệt hơn so với các CLB khác ở chỗ có giảng viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh làm dự án cũng như phát triển các kỹ năng khác.

Đặc biệt hơn nữa, các anh chị sinh viên của Khoa Công nghệ Thông tin sẽ tham gia vừa trợ giảng, vừa hướng dẫn làm dự án, phụ đạo cho các em khi gặp khó khăn trong việc học cũng như thực hành”.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 10.

Một buổi sinh hoạt CLB AI. - Ảnh: TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

TS Lê Đình Phong cho rằng các anh chị sinh viên tạo nên không gian gần gũi, dễ tương tác chia sẻ cũng như có thể học hỏi lẫn nhau nhanh chóng, dễ hơn khi học với thầy cô là giảng viên.

CLB về AI sẽ có những hoạt động gì và teen sẽ được học gì? Đây cũng là thắc mắc của đa số teen khi “nghe nói” về CLB này. Theo thầy Đình Phong, AI là một lĩnh vực không dễ học. Do đó teen cần được xây dựng nền tảng căn bản, phải vững vàng về lập trình. Là thành viên CLB, teen sẽ được tham gia khóa học nền tảng và bổ sung thêm kiến thức cần thiết về toán học, giải thuật.

Song song đó teen sẽ bắt đầu xây dựng dự án cho riêng mình và nhóm mình. Mỗi nhóm sẽ có các anh sinh viên dẫn dắt, bổ sung thêm kiến thức phù hợp để giải quyết các vấn đề của dự án. Cuối năm học các nhóm sẽ “khoe” sản phẩm hoặc tham gia cuộc thi cấp trường, liên trường từ những sản phẩm của mình.

Ngoài những hoạt động chính này, thành viên của CLB còn được tham gia workshop, hội thảo liên quan đến công nghệ AI, không chỉ để học hỏi kiến thức mà còn cập nhật tình hình phát triển AI trên thế giới.

“Ghé” lớp học AI ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Từ năm 2019, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) đã tổ chức dạy thí điểm AI cho học sinh. Thầy Lê Thịnh (giáo viên bộ môn Vật Lý, THPT chuyên Lê Hồng Phong) cho biết: “Ở trường hiện nay đã dạy AI cho học sinh. Đầu tiên là dạy phổ cập AI cho các em làm quen, biết AI là gì? Trong quá trình đó em nào yêu thích, đam mê thật sự và đủ sức sẽ được học chuyên sâu hơn”.

Bạn Nhật Huy (lớp 10 CL1, THPT chuyên Lê Hồng Phong) chia sẻ: “AI cũng là một môn học, thầy sẽ dạy cho chúng mình khái niệm, kiến thức cơ bản, giới thiệu các trang web, phần mềm về AI như chat GPT để mình ứng dụng vào học tập hoặc tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật.

Một tuần chúng mình được học một buổi gồm hai tiết. Thầy thường đưa ra trò chơi, câu hỏi về AI để chúng mình trả lời. Mình thấy các bạn rất hứng thú với môn học này, nhiều bạn đã đăng kí vào lớp học chuyên sâu về AI”.

Vì vừa vào lớp 10 nên chỉ mới học AI hai buổi nhưng Nhật Huy cảm thấy AI rất mới mẻ. Trước đây Nhật Huy không biết áp dụng AI trong học tập. Khi làm clip Huy thường phải tự Vietsub và lồng tiếng mất nhiều giờ đồng hồ. Sau khi học AI, Nhật Huy chỉ cần áp dụng công cụ và mất 15 phút để hoàn thành.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 12.

Để hiểu hơn về chuyện dạy và học AI ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và các ngành nghề liên quan đến AI, mời teen chúng mình cùng nghe chia sẻ từ thầy Ngô Quốc Hưng là chuyên gia ngành Trí tuệ nhân tạo - AI, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm tài năng và khởi nghiệp CoTAI Startup Studio, giảng viên chính chương trình đào tạo AI chuyên sâu tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Chào thầy, lý do từ đâu để thầy gắn bó và giảng dạy AI cho teen THPT chuyên Lê Hồng Phong ạ?

Tôi là cựu học sinh chuyên Lý - Lê Hồng Phong khóa 94-97. Năm 2018 tôi về nước sau 15 năm nghiên cứu giảng dạy AI ở nước ngoài, tôi về thăm trường và gặp được cô Yến Trinh, hiệu trưởng trường Lê Hồng Phong lúc đó.

Cô rất ủng hộ tôi triển khai đề án dạy AI chi tiết kèm nội dung giảng dạy năm cấp lớp từ phổ cập đến chuyên sâu. Và chương trình chính thức được triển khai cho toàn bộ học sinh ba cấp lớp của trường chuyên Lê Hồng Phong từ năm học 2019, đến nay đã đào tạo cho khoảng 3.500 học sinh.

Cụ thể teen sẽ học những gì về AI vậy thầy?

Chương trình học sẽ có các lớp như: lớp Phổ cập AI và lớp PythonAI - Học lập trình Python qua tương tác với AI dành cho học sinh tất cả các khối lớp THPT. Ngoài ra còn có các lớp chuyên sâu với tên gọi như: MathCoding4AI, DeepLearning4AI, MachineLearning4AI, R&D,… dành cho học sinh đã biết lập trình cơ bản.

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 13.

Thầy Ngô Quốc Hưng - Ảnh: NVCC

Lớp Phổ cập AI sẽ dạy cho học sinh thực hành sáng tạo với các ứng dụng AI thú vị, qua đó hiểu các nguyên lý hoạt động của AI, các nguồn tài nguyên… và cả cách phòng tránh các mối nguy, hệ lụy của AI nữa. Khóa học này không cần lập trình.

Khóa học PythonAI cung cấp kiến thức và kỹ năng lập trình Python. Điều này cần thiết cho việc thực hành và triển khai các ứng dụng AI. Học sinh học lập trình Python bằng cách tương tác trực tiếp với các ứng dụng AI.

Theo thầy việc dạy AI cho học sinh ngay cấp THPT có ý nghĩa gì?

Việc đào tạo nhân tài AI ngay từ bậc THPT là vô cùng cần thiết và rất quan trọng. Vì AI đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả ngành nghề các lĩnh vực. Tạo ra vô số cơ hội to lớn cũng như thách thức mới mẻ cho từng quốc gia và cá nhân. AI đã là chiến lược quốc gia của nhiều nước, để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài và bắt kịp tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ.

Dù sao AI cũng là lĩnh vực mới, teen cần chuẩn bị những gì để không bỡ ngỡ, lo lắng khi bắt đầu học ạ?

Học sinh không cần lo lắng quá nhiều, cứ từ từ tìm hiểu và mạnh dạn chọn một chương trình uy tín để học thử sẽ biết ngay là môn học có hấp dẫn hay không. Rất nhiều học sinh học AI xuất sắc ở THPT chuyên Lê Hồng Phong lại là “thần dân” thuộc ban xã hội chuyên Anh, chuyên Văn... đó.

Xa hơn nữa khi chọn ngành đại học, một số chuyên ngành liên quan sâu sắc đến AI mà teen yêu thích có thể “để ý” như Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Khoa học Dữ liệu, Kỹ thuật Phần mềm, Cơ điện tử, Điều khiển Robot & Tự động hóa, Thị Giác Máy, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Công nghệ Y sinh...

Cảm ơn thầy!

Teen phổ thông "bắt nhịp" học AI - Ảnh 11.

Teen THPT chuyên Lê Hồng Phong được học phổ cập AI. - Ảnh: LHP SCIENCE CLUB

DUY LÊ
NAM KHA
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn Mực Tím: Trở về

    Truyện ngắn Mực Tím: Trở về

    Nghe thấy giọng nói quen thuộc, Hoàng sững người. Nhưng rồi định thần ngay lại, cậu chàng nhanh chóng vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng chạy trời không khỏi nắng, Hoàng nhanh chóng bị tóm gáy.

    Truyện ngắn Mực Tím: Minh và Nhi

    Truyện ngắn Mực Tím: Minh và Nhi

    Nhi chưa kịp đáp lời thì Minh đã chủ động nói trước để tránh cho Nhi ngại. Thế rồi Nhi gửi nhờ xe nhà gần đường để ngày mai bố ra lấy đi sửa và leo lên xe Minh ngồi. Minh cố đạp thật nhanh dưới ánh hoàng hôn vàng nhạt.

    Tái hiện lễ hội đua ghe ngo của người Khmer Nam Bộ giữa lòng thành phố

    Tái hiện lễ hội đua ghe ngo của người Khmer Nam Bộ giữa lòng thành phố

    Sáng 10-11, Lễ hội đua ghe ngo quận 3 mở rộng đã diễn ra tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ cầu Công Lý đến cầu Lê Văn Sỹ).

    Truyện ngắn Mực Tím: Một người hạnh phúc

    Truyện ngắn Mực Tím: Một người hạnh phúc

    Tôi cảm thấy trân trọng và biết ơn tất cả những điều đẹp đẽ đã đến trong đời. Như cách mà âm nhạc của Choi Yu-ree đã vỗ về giấc ngủ trằn trọc của tôi khi màn đêm buông xuống.

    Truyện ngắn Mực Tím: Trong xanh như nước

    Truyện ngắn Mực Tím: Trong xanh như nước

    Hồng nhìn sang Đăng, nhưng cậu bạn chỉ mỉm cười. Câu chuyện đáng yêu như vậy, thảo nào trông Hồng hôm nay tươi tắn hẳn. Lúc đấy Hồng đã nghĩ, kể ra thì có một người bạn đặc biệt cũng tuyệt đấy.

    Truyện ngắn Mực Tím: Hormone tình yêu

    Truyện ngắn Mực Tím: Hormone tình yêu

    Khi bạn được ai đó ôm, cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin, chúng có tác dụng thúc đẩy cảm giác mãn nguyện, làm giảm sự lo lắng và căng thẳng, tức giận, cô đơn.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngôi sao sáng nhất

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngôi sao sáng nhất

    "Nhiều khi chúng mình cứ mải mê tìm kiếm ánh sáng rực rỡ từ người khác mà quên mất rằng thứ ánh sáng đó có trong mỗi chúng ta. Chỉ là đôi khi, nó bị che lấp bởi những đám mây của sự tự ti và lo lắng".

    Truyện ngắn Mực Tím: Diên Vĩ Trắng

    Truyện ngắn Mực Tím: Diên Vĩ Trắng

    Cái móc điện thoại hình nốt nhạc ánh lên lấp lánh màu đỏ Nam tặng tôi hồi sinh nhật đung đưa trước mắt như trêu ngươi. Tôi khổ sở gỡ nó ra, ném vụt đi, và rồi, chẳng biết tại sao, bật khóc...

    'Sống lưng khủng long' đẹp lạ ở Mù Cang Chải thử thách du khách ưa khám phá

    'Sống lưng khủng long' đẹp lạ ở Mù Cang Chải thử thách du khách ưa khám phá

    Mới nổi lên trên bản đồ du lịch Mù Cang Chải, sống lưng khủng long tại xã Dế Xu Phình đang thu hút du khách bởi cung đường không dễ nhằn, cùng cảnh sắc hùng vĩ.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngày thôi rực rỡ

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngày thôi rực rỡ

    Chi về phòng trọ, đóng cửa lại, một mình trong không gian cô đơn ấy, ướt sũng nước mưa, nước mắt, bùn lầy và sự chán nản tận cùng. Chi gọi về cho mẹ, òa khóc như đứa trẻ.