img
Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 1.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 2.

Đêm về khuya, các du khách bắt đầu hành trình tham quan trong bóng tối. Cô bạn Nguyễn Khánh Vân (lớp 9A12 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1) háo hức: “Tụi mình rất hồi hộp khi được khám phá địa đạo Củ Chi về đêm, một trải nghiệm trước giờ mình chưa trải qua”.

Bất chợt ánh đèn dầu leo lét xuất hiện ngay trước mặt đoàn tham quan. Lúc này mọi người mới dừng lại để ngó thật kỹ. Thì ra là

5 chú du kích đang lặng lẽ đào đường hầm sâu gần 5m phía dưới nền đất. Giọng một chú du kích vang lên: “Múc nhanh đất đổ vào giỏ rồi chuyển lên cho anh em ban ra gốc cây để tránh địch phát hiện nha”.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 3.

Đào địa đạo giữa đêm khuya.

Từng giỏ đất nhỏ bay lên từ dưới lòng đất đen ngòm rồi biến mất. Một chú du kích nói nhỏ: “Ráng đào tới 1 giờ sáng thì nghỉ!”.

Mọi người cố gắng lắm mới nhận ra những chiếc giỏ đựng đất được các chú du kích chuyền tay nhau rất nhanh để rồi quay trở lại chỗ đào để tiếp tục hành trình chuyển đất.

Những chú du kích mặc áo bà ba như những bóng đen vô hình đang ngày đêm làm công việc của chú chuột chũi đào nên hàng trăm cây số đường hầm dưới lòng đất Củ Chi.

Cô bạn Khánh Vân đi sát vào dòng người thì thầm: “Ngày xưa, các cô chú du kích thật can đảm khi đào hầm đúng giờ Ngọ giữa đêm khuya. Các chú du kích vận chuyển đất đi xuyên qua đoàn người mà không ai hay, thật tài tình!”.

Vượt qua khu đào hầm địa đạo giữa đêm khuya thanh vắng, dòng người tham quan tiến tới khu vực cực kỳ quan trọng mang tên nuôi quân.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 4.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 5.

Không gian càng thêm sôi động trong âm thầm khi đoàn người tham quan đến một sân nhà trong vùng địa đạo. Từng cô chú áo bà ba nâu tay thoăn thoắt giã gạo, làm bánh tráng...

Các cô chú ngồi cạnh nhau không nói một lời nhưng mọi động tác như xay bột, tráng bánh rồi chuyền cho nhau mẻ bánh tráng mới tinh, bốc khói nghi ngút đều diễn ra một cách suôn sẻ.

Chị Giáp Thị Thu Thủy (chủ tịch Hội đồng Đội TP Thủ Đức) thích thú: “Ngày xưa các cô chú du kích ta làm trong bóng đêm để tăng gia sản xuất, tráng bánh tráng nuôi quân. Trong một đêm mà làm cả trăm bánh tráng thì quá tài tình, rất ngưỡng mộ”.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 6.

Sảy thóc xay gạo chuẩn bị làm bánh nuôi quân.

Những nhát chày gỗ giã cho hạt gạo ngâm nước tan nhuyễn thành bột rồi đem tráng thành bánh trong lò chưng cách thủy truyền thống… được cô chú du kích làm hoàn toàn trong đêm, không một chút ánh sáng mà chỉ dựa vào ánh trăng mờ ảo xa xôi, mới thấy được sự kiên trì của quân dân Củ Chi ngày xưa.

Trong sự tĩnh lặng của đêm khuya là những cánh tay nhịp nhàng làm bánh nuôi quân của các cô chú du kích. Cuộc sống về đêm ở chiến khu thật đặc biệt!

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 7.

Lót dép ngồi xem văn nghệ chiến khu.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 8.

Đoàn người tham quan bất chợt thấy ánh sáng đèn đom đóm ngay giữa cánh đồng. Thì ra là các cô chú du kích đang cùng nhau gieo mạ trồng lúa nước.

Để tránh bọn địch phát hiện du kích ta ra đồng trồng lúa, các cô chú giao liên phải theo dõi bọn địch từ xa rồi khi thấy an toàn mới báo hiệu cho du kích xuống gieo mạ.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 9.

Thông báo về tình hình thời sự miền Nam.

Bạn Lê Chí (lớp 9A12 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1) bất ngờ: “Ánh sáng trăng hay đèn đom đóm ngoài đồng cũng không sáng đến mức có thể nhìn rõ cánh đồng. Nhưng có lẽ chính sự thân quen với vùng đất nơi này, các cô chú du kích mới có thể làm đồng được”.

Hay như những buổi trình diễn văn nghệ chiến khu mà sân khấu chỉ là mặt đất bằng phẳng, còn đèn sân khấu chính là 2 chiếc đèn dầu leo lét trên ngang đầu người.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 10.

Bạn Lê Chí và Khánh Vân (từ phải sang) đang trò chuyện với các cô du kích trong đêm Trăng chiến khu.

Một chị hướng dẫn viên bật mí: “Ngày xưa, trình diễn văn công rất hiếm do điều kiện chiến tranh. Đặc biệt là người xem, người diễn đều ở trong tư thế sẵn sàng chạy xuống hầm địa đạo để tránh máy bay địch thả bom, địch đi càn bất ngờ”.

Địa đạo Củ Chi là một địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Là một trong những vùng đất bị địch đánh phá ác liệt nhất nhưng qua hành trình đêm Trăng chiến khu, chúng ta thấy được sức sống mãnh liệt của cả dân tộc.

Thăm Địa đạo Củ Chi, trải nghiệm đêm trăng chiến khu- Ảnh 11.


TÚ ANH - NGUYỄN HƯNG
NAM KHA
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Trường THPT Ten Lơ Man: 75 năm sáng ngời truyền thống

    Trường THPT Ten Lơ Man: 75 năm sáng ngời truyền thống

    Sáng 19-3, Trường THPT Ten Lơ Man (quận 1) tổ chức chương trình kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống trường.

    Ghé núi Minh Đạm (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngắm rừng cẩm liên thay lá

    Ghé núi Minh Đạm (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngắm rừng cẩm liên thay lá

    Cuối tháng 2 đến giữa tháng 3, rừng cẩm liên trên núi Minh Đạm (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào mùa thay lá, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.

    Truyện ngắn Mực Tím: Tóc Ngắn và đồi hoa

    Truyện ngắn Mực Tím: Tóc Ngắn và đồi hoa

    Tóc Ngắn mơ ước trở thành nhà văn. Tóc Ngắn từng nói với tôi như vậy. Tóc Ngắn có sở thích đọc, tìm hiểu nên cậu thường xuyên lên thư viện để mượn sách. Cậu rủ tôi đi, nhưng tôi từ chối vì không có niềm đam mê, sở thích như cậu.

    Liên hoan hợp xướng lần 5: giới trẻ cất cao tình yêu Tổ quốc

    Liên hoan hợp xướng lần 5: giới trẻ cất cao tình yêu Tổ quốc

    Ngày 16-3, vòng bán kết Liên hoan hợp xướng lần 5 chủ đề Tôi yêu Tổ quốc tôi đã diễn ra với 18 đội thi tham gia.

    ‘Cưỡi chiến mã’ vượt 370km đến Nậm Nghiệp săn hoa sơn tra

    ‘Cưỡi chiến mã’ vượt 370km đến Nậm Nghiệp săn hoa sơn tra

    Mê cảnh sắc Nậm Nghiệp vào mùa hoa sơn tra, Hà Mai cùng nhóm bạn ‘cưỡi chiến mã’ vượt hơn 370km từ Hà Nội đến bản người Mông cao nhất của Sơn La.

    Tháng 3, những góc phố Hà Nội trắng muốt hoa sưa

    Tháng 3, những góc phố Hà Nội trắng muốt hoa sưa

    Nếu tháng 3 ở TP.HCM rực rỡ với hoa kèn hồng thì tại Hà Nội, những tán hoa sưa trắng muốt khiến lòng người xao xuyến.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cảm ơn, vì đã ở đây

    Truyện ngắn Mực Tím: Cảm ơn, vì đã ở đây

    Lâm ngồi cạnh tôi, nên tôi có trò chuyện, nhưng chỉ thi thoảng. Tôi có cảm giác rằng cậu khó gần, nhưng không hiểu vì sao.

    Truyện ngắn Mực Tím: Xà phòng mơ

    Truyện ngắn Mực Tím: Xà phòng mơ

    Việt nhắm hờ mắt, cảm nhận thứ mùi dễ chịu vừa tràn vào khoang mũi anh. Mùi vị của mùa xuân, của đất trời, của những tươi mới nào sắp được gọi tên. Mùi hương xà phòng. Rồi anh mở choàng mắt. Xà phòng mơ.

    Nhiều con đường ở TP.HCM lúc này: hoa giấy, kèn hồng, huỳnh liên bung nở rực rỡ

    Nhiều con đường ở TP.HCM lúc này: hoa giấy, kèn hồng, huỳnh liên bung nở rực rỡ

    Tháng 3, TP.HCM rực rỡ hoa kèn hồng, hoa huỳnh liên, hoa giấy… tạo nên những góc check-in thơ mộng, lãng mạn.

    Hoa kèn hồng dịu mắt, xua tan cái nắng tháng 3 của Sài Gòn

    Hoa kèn hồng dịu mắt, xua tan cái nắng tháng 3 của Sài Gòn

    Tại nhiều tuyến đường ở TP.HCM, hoa kèn hồng bắt đầu nở rộ, tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng.