img
Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 1.

Lúc nhỏ, Nhu Giang đã làm quen với bơi lội. Khi tình cờ thấy một nhóm bơi nghệ thuật với những màn tung người quá đẹp, cô bạn xem mê mẩn và xin ba mẹ cho mình tập luyện.

Nhưng cô bé Nhu Giang lúc nhỏ đã cảm nhận có điều gì rất lạ trong trái tim của mình. Ở lớp, Giang được cô dạy rằng tim đập hai nhịp “thình thịch”. Nhưng khi đặt tay vào tim mình, Giang lại nghe ba tiếng “thình... thình... thịch...”.

Giữa những tiếng đó đôi khi là khoảng lặng khá lâu. Cô bạn thắc mắc với mẹ: “Mẹ ơi sao tim con đập lạ lắm?”. Nhưng rồi hai mẹ con không nghĩ ngợi quá nhiều.

Từ năm 6 tuổi, Giang đã tập bơi nghệ thuật mỗi ngày. Trái ngọt đã đến khi cô bạn được đội tuyển cử đi Nhật Bản trong một khóa huấn luyện. Thế nhưng, ngày khám sức khỏe trước khi đi Nhật, cánh cửa cơ hội này vụt tắt.

Bác sĩ thông báo Giang mắc bệnh tim bẩm sinh với tâm thất trái có ba ngăn thay vì hai ngăn. Giang phải mổ tim, nếu không sẽ càng lúc càng khó thở. Ở tuổi lên 10, cô bé Nhu Giang trải qua cuộc phẫu thuật lớn trong đời.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 2.
Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 3.

Khoảnh khắc đẹp trong một giải thi đấu của Giang - Ảnh: NVCC.

Lúc nằm chờ phẫu thuật, cô bạn hỏi mẹ:

- Nếu con phẫu thuật không thành công thì sao mẹ?

- Mẹ tin là sẽ thành công. Con hãy cố gắng lên!

Giang ngoái nhìn theo mẹ lần cuối trước khi được đẩy vào phòng mổ.

* * *

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 4.

Ảnh: NGUYÊN THẢO

Tỉnh dậy sau hôn mê, điều đầu tiên Giang làm là lắng nghe nhịp tim của mình. Cô bạn lo lắng mình có luyện tập được không, có đi thi đấu được nữa không?! Trái tim đau thắt và nhịp đập không ổn định, Giang có lúc phải đeo máy đo điện tim khi đi học.

Sáu tháng sau, Giang mở cửa tủ, lấy bộ đồ bơi bỏ vào ba lô. Cô bạn quyết tâm trở lại luyện tập.

Tạm quên những cơn đau hay khó thở bất chợt, Giang bung hết sức trên mặt nước. Nghỉ lâu, chân tay bạn đã cứng lại, “cảm giác nước” cũng mất.

Giang phải nỗ lực gấp đôi để bắt kịp các vận động viên khác. Cô bạn từng bước tiến bộ và giành nhiều thành tích, như huy chương vàng cấp quốc gia, đại diện Việt Nam thi đấu tại Singapore, Nga...

Khi thi đấu ở nước ngoài, Giang cũng có nhiều điều bỡ ngỡ. Hồ luyện tập thường ngày của Giang chỉ sâu 2,2 mét, tuy nhiên hồ thi đấu quốc tế lại sâu tận 3 - 4 mét. Với độ sâu này, áp lực nước lên trái tim của Giang cao hơn.

Giang hay đùa rằng mình giống như một chú thiên nga, trên mặt nước là những động tác đẹp lả lướt, nhưng đâu ai hay phần chìm bên dưới, vận động viên phải nín thở và sử dụng rất nhiều lực để giữ cân bằng.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 5.

Những động tác đẹp mắt của Giang khi luyện tập - Ảnh: NGUYÊN THẢO.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 6.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 7.

Giang tranh thủ làm bài kiểm tra online ngay hồ bơi - Ảnh: NVCC.

Gặp Nhu Giang tại một hồ bơi ở quận 3, tớ căng mắt ngắm nhìn từng động tác tung chân, xoay người, búng tay trong nước của bạn.

Tớ cảm nhận nhịp thở mạnh mỗi khi cô bạn thực hiện xong một vũ đạo. Bơi nghệ thuật là bộ môn khó, kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, cần độ dẻo cũng như sức mạnh, lực bật...

Mỗi ngày Nhu Giang giống như di chuyển giữa... hai vũ trụ. Buổi sáng là thế giới bình thường của một học sinh cấp 3.

Buổi chiều Giang “vào vai” vận động viên, tập luyện suốt 4 - 5 tiếng ở dưới nước. Buổi tối Giang tiếp tục học bài, chuẩn bị bài.

Dù lịch căng như dây đàn, Nhu Giang vẫn giành danh hiệu Học sinh xuất sắc năm học 2022 - 2023 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Nếu bạn nghĩ đó đã là giới hạn của một học sinh 16 tuổi, thì bạn nhầm rồi. Ngoài hai việc chính này, Nhu Giang còn làm lớp trưởng kiêm bí thư chi đoàn lớp, tham gia công tác đoàn trường, là thành viên chủ chốt của câu lạc bộ nhảy múa kịch Espoir’D.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 8.

Nhu Giang (áo đỏ) nhận huy chương đồng tại Thế vận hội thể thao dưới nước ở Nga - Ảnh: NVCC.

Khi phóng viên hỏi Giang làm cách nào cân hết tất cả mọi điều này, cô bạn ấp úng. Giang không có bí quyết cụ thể nào. Nhưng chính phóng viên khi tiếp xúc với Giang đã tự nhìn thấy câu trả lời. Đó là sự nỗ lực, tập trung tối đa trong mỗi công việc mà cô bạn làm.

Nhìn cách bạn luyện tập dưới hồ với sự nhiệt tình như thể đang thi đấu, ai cũng sẽ hiểu được điều đó.

Nhu Giang còn có cả một danh mục những điều thú vị:

Bạn bè thường chọc Nhu Giang là “bé đen”, “trâu nước”, “bê thui”... Cô nàng chẳng những không buồn mà còn lấy Bê Thui làm tên wifi ở nhà mình.

Chiếc kẹp mũi là món đồ không thể thiếu của Giang mỗi khi tập luyện và thi đấu, bởi bạn phải lộn ngược đầu dưới nước. Cô bạn phải gửi kẹp mũi tại hồ bơi vì sợ quên.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 9.

Ảnh: CLB ICC

Nhu Giang có thể nhịn thở ở dưới nước hơn 1 phút, trên bờ hơn 2 phút. Đây là phần bạn phải luyện tập thường xuyên để vượt qua bài kiểm tra sức khỏe trước khi đi thi đấu.

Giang được gọi là “Người hay có những kỹ thuật hết hồn”. Cô bạn cân mọi động tác khó cho các tiết mục biểu diễn ở trường như nhào lộn, ép dẻo, tung người trên không... Và tất nhiên cô bạn cũng luôn giật giải trong các trò chơi tập thể.

Ngoài bao nhiêu việc phải làm trong ngày, bôi lotion cho da và tóc cũng là việc quan trọng vì cô bạn phải tiếp xúc với nước hồ bơi mỗi ngày.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 10.

Nhu Giang (giữa) “cháy” trong tiết mục văn nghệ - Ảnh: CLB Shutter Up THPT Bùi Thị Xuân.

Trò có huy chương thế giới, thầy cũng có

Thầy Phan Tấn Thành, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, là người dạy môn giáo dục thể chất của Nhu Giang ở trường. Điểm chung của hai thầy trò là... cùng nhau đạt thành tích ở các giải đấu quốc tế. Thầy Tấn Thành vừa giành huy chương vàng tại giải vô địch Vovinam Thế giới năm 2023.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 11.

Thầy Phan Tấn Thành

Ở lớp, Nhu Giang thường giúp thầy thị phạm phần kỹ thuật cho các bạn. Lúc lớp tập luyện, cô bạn cũng là người quan sát và hướng dẫn thêm cho các bạn.

Thầy Thành cũng thường xuyên động viên, chia sẻ kinh nghiệm cho Giang. Có lần Giang phải thi đấu trong khi chân đang bị chấn thương, thầy đã cho cô bạn nhiều lời khuyên để hạn chế đau và thi đấu tốt nhất có thể.

Ngoài thầy Tấn Thành, thầy Lê Đức Duy (giáo viên môn Giáo dục thể chất Trường THPT Bùi Thị Xuân) cũng vừa đạt huy chương bạc tại giải vô địch Vovinam Thế giới năm 2023.

Các thầy trò vận động viên này chính là niềm tự hào của Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Vũ trụ có Giang - Cô bạn múa ba lê trên nước- Ảnh 12.

Nhu Giang nhận huy chương vàng cuộc thi chạy Run for health, run for love ở trường - Ảnh: CLB Shutter Up THPT Bùi Thị Xuân.

NGUYÊN THẢO
NGUYÊN THẢO, CLB ICC, NHÂN VẬT CUNG CẤP
NAM KHA
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Những trải nghiệm đặc biệt tại chuỗi hoạt động kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM

    Những trải nghiệm đặc biệt tại chuỗi hoạt động kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM

    Hòa cùng không khí kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM, nhiều hoạt động giải trí, nghệ thuật đã diễn ra sôi nổi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

    Phương Mỹ Chi và các hoa, á hậu "cháy hết mình" với Mùa hè xanh

    Phương Mỹ Chi và các hoa, á hậu "cháy hết mình" với Mùa hè xanh

    Sáng 29-6, Lễ ra quân cao điểm chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh lần thứ 32 và chương trình Gia sư áo xanh lần thứ 14 năm 2025 diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên.

    Tạm biệt mùa thi tốt nghiệp THPT 2025: Mùa thi đong đầy cảm xúc

    Tạm biệt mùa thi tốt nghiệp THPT 2025: Mùa thi đong đầy cảm xúc

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là một kỳ thi vô cùng đặc biệt, mang đến vô vàn cảm xúc cho thí sinh lẫn phụ huynh.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngân

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngân

    Ngân đáp lại, không quên hỏi vui tôi một câu. Tôi chỉ cười thật tươi. Cũng thấy nhẹ nhõm vì Ngân không biết tôi từng có cái nhìn không tốt về cậu như thế nào.

    Ấn tượng kỳ thi tốt nghiệp 2025: Hành trình của Gia Lâm

    Ấn tượng kỳ thi tốt nghiệp 2025: Hành trình của Gia Lâm

    Thí sinh Nguyễn Gia Lâm (Trường THCS - THPT Diên Hồng) dự thi tốt nghiệp THPT 2025 tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận 10).

    Khoảnh khắc đẹp: Ba mẹ cùng con bước vào kỳ thi lớn nhất tuổi học trò

    Khoảnh khắc đẹp: Ba mẹ cùng con bước vào kỳ thi lớn nhất tuổi học trò

    Khoảnh khắc gia đình đồng hành với sĩ tử trong ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã tạo nên những hình ảnh đẹp và ấm áp.

    Những lá thư gửi... chính mình

    Những lá thư gửi... chính mình

    Vào một chiều giữa tháng 5, cô Lý Tuyết Loan, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM) mở chiếc tủ trong phòng giáo viên lấy ra xấp bìa thư của những học trò yêu quý đã được cô lưu giữ trong 10 năm. Lau lớp bụi trên các lá thư, cô Loan háo hức trao lại cho những học trò năm xưa.

    Học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình cùng nhau tắm ‘mưa’ thanh xuân tạm biệt thời áo trắng

    Học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình cùng nhau tắm ‘mưa’ thanh xuân tạm biệt thời áo trắng

    Sáng 21-6, Trường THPT Nguyễn Thái Bình tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành dành cho học sinh khối 12 niên khóa 2022-2025.

    Chuyên trang Mực Tím Online: Kết nối và tiện ích

    Chuyên trang Mực Tím Online: Kết nối và tiện ích

    Đội ngũ thực hiện Mực Tím tiếp tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, nhanh chóng hội nhập với xu hướng của nền báo chí cả nước: làm báo trong kỷ nguyên số.

    Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo nói lời tri ân: 'Con chẳng là ai nếu thiếu đi đôi cánh của cha mẹ'

    Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo nói lời tri ân: 'Con chẳng là ai nếu thiếu đi đôi cánh của cha mẹ'

    Sáng 21-6, Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp) tổ chức lễ tri ân và trưởng thành dành học sinh khối 12 niên khóa 2022-2025.