Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mười năm trước, dự án văn hóa được các bạn trẻ khởi xướng rất ít còn hiện nay như trăm hoa đua nở, cho thấy giới trẻ hôm nay thực sự có nhu cầu tìm về với văn hóa truyền thống.
Việc sử dụng các phương thức mới, đặc biệt là mĩ thuật đa phương tiện để biểu đạt kiến thức, cảm xúc với nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đã tạo ra nhiều hình thức, kênh dẫn và cơ hội tiếp cận, thuyết phục một số đông khán giả trẻ.
Tuy vậy, để những dự án mỹ thuật này thoát khỏi xu hướng minh họa thì cần đặt trong một chiến lược chung, có sự nghiên cứu bài bản.
Lí giải việc có nhiều nhóm cùng chọn hát bội mà không phải các loại hình diễn xướng nghệ thuật truyền thống khác để thực hiện dự án, đơn giản vì đây là loại hình diễn xướng lâu đời, có tính chất ước lệ với nhiều hình thức, màu sắc biểu hiện mạnh mẽ, mãn nhãn nên dễ làm cho bạn trẻ bị cuốn hút.
Còn các loại hình nghệ thuật khác có cái đã bị phai mờ, thậm chí biến mất khỏi đời sống đương đại nên các bạn trẻ gần như không biết chứ chưa bàn đến việc tìm tòi, học hỏi.
Do đó, chúng ta cần nhiều chương trình, dự án hơn nữa để phổ cập kiến thức căn bản về lịch sử hình thành, tính chất nghệ thuật độc đáo, cách thưởng thức các loại hình nghệ thuật cổ truyền… giúp các bạn trẻ có thêm hiểu biết và từ đó tự chọn loại hình nghệ thuật phù hợp với quan điểm, thị hiếu và tình cảm của mình để làm dự án.
Và muốn làm tốt dự án, các bạn nên tìm hiểu kĩ các hệ giá trị văn hóa nói chung và các loại hình diễn xướng cổ truyền nói riêng, đặt trong bối cảnh xã hội tương ứng để có thể hiểu vì sao người xưa đã lựa chọn như vậy. Dựa trên cơ sở đó mới dịch chuyển sang bối cảnh đương đại để chọn lựa lại những điều phù hợp với thế hệ hôm nay trẻ. Có như vậy các bạn mới có thể đi xa được trên hành trình làm dự án của mình.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn các loại hình diễn xướng nghệ thuật truyền thống làm đề tài cho dự án sáng tạo cá nhân hoặc phục vụ cộng đồng là một tín hiệu vui. Vì văn hóa Việt Nam nói chung và kho tàng diễn xướng nghệ thuật truyền thống nói riêng rất đa dạng, phong phú, có thể ví như một kho báu nhưng chưa được khai thác hết.
Việc các bạn trẻ tiếp cận, tái hiện hoặc sáng tạo từ các chất liệu này có thể phần nào giúp cho diễn xướng truyền thống đến được với nhiều người hơn. Tuy nhiên, tính chất “diễn xướng” còn có các hình thức thực hành khác như: hát, thưởng thức, truyền dạy… nên sẽ hay hơn nếu sau khi dùng phần “nhìn” thu hút truyền thông, các bạn có thể tiếp tục đào sâu vào các chất liệu diễn xướng, giúp cho “tuổi thọ” của những chất liệu này được tiếp nối lâu dài.
Từ kinh nghiệm cá nhân, mình nhận thấy khó khăn lớn nhất mà các bạn trẻ thường gặp khi làm dự án đó là sự đứt gãy văn hóa, tư liệu tham khảo không đủ nhiều và nhất là môi trường – không gian trải nghiệm diễn xướng truyền thống đã bị thay đổi theo thời gian… khiến việc tiếp cận với các chất liệu văn hóa đôi khi không đầy đủ, dễ thiếu sót.
Thay vì một mình tự truy tận cùng cho thấu đáo “tinh thần” của các loại hình diễn xướng nghệ thuật này, mình nghĩ nên có thêm sự đồng hành của chính người thực hành văn hóa (nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu), vừa “phủ” rộng về truyền thông, vừa đảm bảo độ sâu về chuyên môn. Cộng với sự đa dạng góc nhìn, ý tưởng sáng tạo, sự “chắc tay” khi thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị hữu ích cho cộng đồng.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận