img

Hướng dẫn viên địa phương mách bạn kinh nghiệm du lịch núi Cấm

Nhiếp ảnh gia Dương Việt Anh quê ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Từ năm 2008, anh đến sinh sống và làm việc tại khu du lịch núi Cấm (ấp An Hòa, xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, An Giang).

Công tác trong Tổ dịch vụ du lịch – Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm, anh Việt Anh chia sẻ nhiều kinh nghiệm thú vị cho du khách nếu có dịp đến tham quan và khám phá ngọn núi.

Theo anh, thời gian đẹp nhất để du lịch núi Cấm là từ khoảng tháng 5 đến tháng 11. Thời điểm này, các vườn trái cây như dâu da, bơ, sầu riêng,… đang mùa chín rộ. Ngoài ra, suối Thanh Long cũng đầy nước.

Đây cũng là thời điểm đẹp nhất nếu khách du lịch lựa chọn khám phá núi Cấm theo loại hình trekking (loại hình du lịch khám phá bằng hình thức đi bộ ở những nơi có địa hình cao, trắc trở). Bởi lúc này đang vào mùa mưa, cung đường chinh phục đỉnh núi sẽ xanh mướt và tràn đầy nhựa sống. Đỉnh Bồ Hong buổi sáng còn được bao bọc bởi biển mây, thích hợp cho việc "săn" mây và chụp hình check-in.

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 1.

Khung cảnh xanh mướt bên dưới chân núi Cấm - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 2.

Hàng cây thốt nốt và biển mây bao phủ xung quanh ngọn núi - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Anh Việt Anh chia sẻ, tùy theo sở thích cá nhân mà du khách có thể lựa chọn hình thức trải nghiệm và các địa điểm nên ghé tại núi Cấm. Thông thường, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như: chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm,… sẽ được nhiều người yêu thích và lựa chọn. 

Tuy nhiên, đối với các bạn trẻ thích trải nghiệm, anh đề xuất có thể thử trekking để khám phá các vườn trái cây; tắm suối; săn cua, ốc núi; nghỉ lại đêm và thức dậy đón bình minh cùng với biển mây khi vào mùa.

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 3.

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 4.

Chùa Vạn Linh được bao quanh trong màn sương - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 5.

Hồ Thủy Liêm - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 6.
Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 7.

Khám phá núi Cấm bằng hình thức trekking, du khách có thể ghé thăm những vườn trái cây trĩu quả - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Để có chuyến du lịch núi Cấm trọn vẹn, hạn chế những rắc rối không mong muốn, anh Việt Anh khuyên du khách nên ghi nhớ một số điều. 

Trước hết, bạn cần chuẩn bị tiền mặt vừa đủ để chi tiêu. Vì đa số các dịch vụ tại núi Cấm đều phải chi trả bằng tiền mặt. Tốt nhất nên mang những tờ tiền mệnh giá nhỏ - từ 200.000 đồng trở xuống- để người kinh doanh dễ gửi lại tiền thừa. Bởi nhiều dịch vụ, sản phẩm tại núi Cấm thường có mệnh giá nhỏ.

Du khách cũng không cần mang quá nhiều đồ ăn, thức uống lên núi vì các dịch vụ du lịch hầu như có bán đầy đủ. Anh nói thêm, lên núi Cấm thường đi lại, vận động khá nhiều nên cần ưu tiên những bộ quần áo thoải mái. Đặc biệt, trang phục phải đảm bảo yếu tố kín đáo, lịch sự vì đây là địa điểm du lịch tâm linh.

Những mẹo nhỏ nhiếp ảnh Dương Việt Anh chia sẻ giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp ở núi Cấm:

+ Tạo dáng tự nhiên: Các tư thế đơn giản như thả lỏng, nghiêng người nhẹ nhàng, hay quay lưng về phía máy ảnh để tạo cảm giác khám phá đều rất hiệu quả.

+ Thời gian chụp ảnh: Thông thường, bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm "vàng" để chụp ảnh phong cảnh. Ánh sáng nhẹ của mặt trời vào thời điểm này sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp của cảnh vật, tạo nên bầu không khí ấm áp, lãng mạn cho bức ảnh.

+ Trang phục phù hợp: những trang phục màu trắng, xanh dương hoặc màu pastel sẽ nổi bật khi chụp ảnh tại núi Cấm. Đồng thời, trang phục thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và tạo dáng hơn.

+ Góc chụp đa dạng: đừng ngại thử nhiều góc chụp khác nhau. Góc chụp từ dưới lên sẽ làm nổi bật chiều cao và sự hùng vĩ của núi Cấm, góc chụp từ trên cao xuống sẽ cho bạn góc nhìn toàn cảnh. Có thể thử cả các góc chụp cận để làm nổi bật chi tiết và góc chụp rộng để bao quát toàn bộ khung cảnh.

+ Tận dụng bối cảnh thiên nhiên: sử dụng các yếu tố tự nhiên xung quanh như cây cối, đá, hay các dòng suối nhỏ,… để tạo thêm chiều sâu và sự phong phú cho bức ảnh. Những yếu tố này không chỉ làm cho bức ảnh thêm sống động mà còn giúp bạn có được những khung hình độc đáo, khác biệt.

Làm dịch vụ du lịch và đã sinh sống ở vùng đất Bảy Núi đã 16 năm, bản thân anh Việt Anh cũng có kỷ niệm đáng nhớ khi sáng tạo tác phẩm nhiếp ảnh ở núi Cấm.

Anh kể lại: "Đó là một buổi sáng tháng 11-2019, khi mình thực hiện bức ảnh "Thiên Cấm Sơn – Tiên cảnh miền Tây". Mình di chuyển lên khu vực trung tâm núi Cấm để chụp. Lúc này trời vẫn có nắng nhưng trên núi sương và mây mù bao phủ, người đi không thấy nhau. 

Mình nảy ra ý nghĩ cho flycam bay lên xem thử thế nào. Khi fly bay lên được khoảng 200 mét thì cảnh đẹp tuyệt vời hiện ra trước mắt. Tất cả khu trung tâm núi được bao phủ bởi một biển mây, không khác gì chốn tiên cảnh giữa trần gian. Dù đã quen với phong cảnh thiên nhiên núi Cấm, nhưng mình không tránh khỏi xúc động vì cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng".

Phong cảnh thiên nhiên vùng Thất Sơn là nguồn cảm hứng bất tận

Có niềm đam mê đặc biệt với nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên, anh Việt Anh khẳng định vùng đất Bảy Núi nói chung và khu vực núi Cấm nói riêng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của anh.

"Thiên nhiên ban tặng cho vùng Thất Sơn rất nhiều cảnh đẹp. Phong cảnh tuy hoang sơ nhưng vô cùng thơ mộng. Người dân địa phương cũng là một phần không thể thiếu trong các bức ảnh của mình. Khoảnh khắc họ vui chơi, lao động hay chỉ là những hoạt động thường nhật...đều mang nét đẹp bình dị và thân thương đến lạ thường" – anh bày tỏ.

Cùng ngắm những bức ảnh đẹp đến nao lòng về thiên nhiên và con người ở vùng Bảy Núi qua ống kính của nhiếp ảnh gia Dương Việt Anh nhé:

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 8.

Những cánh đồng lúa chín vàng vào mùa gặt tại xã Văn Giáo (thị xã Tịnh Biên, An Giang) - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 9.

Nét đẹp hiền hòa, mộc mạc của người dân lao động Văn Giáo - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 10.

Gỡ lưới cá đồng - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang từ nhiếp ảnh gia địa phương- Ảnh 11.

Hoàng hôn núi Cấm - Ảnh: DƯƠNG VIỆT ANH

"Mình mong những bức ảnh của mình có thể sẽ khơi gợi sự tò mò và hứng thú của du khách, thúc đẩy họ đến khám phá An Giang, đặc biệt là núi Cấm.

Mình thật sự rất vui và tự hào khi có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc quảng bá và sự phát triển du lịch của An Giang nói chung và núi Cấm nói riêng. Bởi theo mình, sự phát triển du lịch bền vững sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho quê hương. Hy vọng rằng, qua những bộ ảnh của mình, ngày càng nhiều người sẽ biết đến và yêu mến vùng đất này", anh Việt Anh nói thêm.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn Mực Tím: Trong xanh như nước

    Truyện ngắn Mực Tím: Trong xanh như nước

    Hồng nhìn sang Đăng, nhưng cậu bạn chỉ mỉm cười. Câu chuyện đáng yêu như vậy, thảo nào trông Hồng hôm nay tươi tắn hẳn. Lúc đấy Hồng đã nghĩ, kể ra thì có một người bạn đặc biệt cũng tuyệt đấy.

    Truyện ngắn Mực Tím: Hormone tình yêu

    Truyện ngắn Mực Tím: Hormone tình yêu

    Khi bạn được ai đó ôm, cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin, chúng có tác dụng thúc đẩy cảm giác mãn nguyện, làm giảm sự lo lắng và căng thẳng, tức giận, cô đơn.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngôi sao sáng nhất

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngôi sao sáng nhất

    "Nhiều khi chúng mình cứ mải mê tìm kiếm ánh sáng rực rỡ từ người khác mà quên mất rằng thứ ánh sáng đó có trong mỗi chúng ta. Chỉ là đôi khi, nó bị che lấp bởi những đám mây của sự tự ti và lo lắng".

    Truyện ngắn Mực Tím: Diên Vĩ Trắng

    Truyện ngắn Mực Tím: Diên Vĩ Trắng

    Cái móc điện thoại hình nốt nhạc ánh lên lấp lánh màu đỏ Nam tặng tôi hồi sinh nhật đung đưa trước mắt như trêu ngươi. Tôi khổ sở gỡ nó ra, ném vụt đi, và rồi, chẳng biết tại sao, bật khóc...

    'Sống lưng khủng long' đẹp lạ ở Mù Cang Chải thử thách du khách ưa khám phá

    'Sống lưng khủng long' đẹp lạ ở Mù Cang Chải thử thách du khách ưa khám phá

    Mới nổi lên trên bản đồ du lịch Mù Cang Chải, sống lưng khủng long tại xã Dế Xu Phình đang thu hút du khách bởi cung đường không dễ nhằn, cùng cảnh sắc hùng vĩ.

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngày thôi rực rỡ

    Truyện ngắn Mực Tím: Ngày thôi rực rỡ

    Chi về phòng trọ, đóng cửa lại, một mình trong không gian cô đơn ấy, ướt sũng nước mưa, nước mắt, bùn lầy và sự chán nản tận cùng. Chi gọi về cho mẹ, òa khóc như đứa trẻ.

    Truyện ngắn Mực Tím: Mùa xao xuyến

    Truyện ngắn Mực Tím: Mùa xao xuyến

    "... Những gì em cần làm là hãy cứ để yên, đừng động vào, đừng lật lại, qua năm tháng tự khắc sẽ có người thay thế vị trí ấy thôi. Tuổi trẻ bắt đầu bằng những khoảnh khắc nhỏ và kết thúc bằng những lời hứa. Này, Nguyên, sao em không lập ra cho mình một lời hứa rằng..."

    Truyện ngắn Mực Tím: Điều ước của Nữ Cường

    Truyện ngắn Mực Tím: Điều ước của Nữ Cường

    Nhớ đến mẩu giấy bao năm qua tôi vẫn cất trong một chiếc hộp nhỏ, giờ màu trắng của giấy đã ngả vàng, trong đó là những hàng chữ nguệch ngoạc.

    Những điểm đến không thể bỏ lỡ trong mùa thu Hà Nội

    Những điểm đến không thể bỏ lỡ trong mùa thu Hà Nội

    Hà Nội vào thu như một bức tranh sống động, đan xen giữa nét cổ kính và hiện đại, mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.

    Truyện ngắn Mực Tím: Bài tập làm văn của em gái tôi

    Truyện ngắn Mực Tím: Bài tập làm văn của em gái tôi

    Tối hôm đó, khi cả hai nằm trên giường để ánh trăng rọi vào, tôi hỏi nó vì sao không viết về bố mẹ. Nó nói, em đã bày tỏ với bố mẹ nhiều rồi. Quan trọng là, em biết chị Nhi vẫn còn giận vì vụ cuốn sách, thế nên là he he he...