Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thỉnh thoảng, trong những ngày này, giữa đám đông, mình hay nhắm mắt lại. Đó có lẽ là cách tốt nhất để biết rằng mình đang làm gì ở nơi này, đám đông mang đến cho mình những gì... Và liệu mình có bỏ qua âm thanh gì đó đặc biệt, do sự hỗn loạn của mắt nhìn khiến bản thân không thể nghe thấy...
Tiếc rằng, mình hiếm khi nghe được thanh âm nào đó tuyệt vời.
Ngày còn trẻ, mình ít chịu lắng nghe. Cũng không hẳn vì mình tranh nói với ai đó hoặc quá đề cao cái tôi. Chỉ là, mình nghĩ mắt nhìn là đủ, việc lắng nghe âm thanh chỉ là động tác đi kèm, để tạo nên sự đồng bộ cho một góc quan sát nào đó...
Mình cho rằng thứ mình nhìn sẽ rõ ràng hơn thứ mình nghe.
Rồi, có một lần mình trở về quê nhà. Sớm ấy, mình ra biển, nằm đợi bình minh lên. Mình cứ thế nằm dài trên bãi cát, hít thở thật nhẹ, mắt nhắm lại...
Và không hiểu sao, mình tin là trong khoảnh khắc ấy mình thấy được lớp sóng biển cách mình vài bước chân rất sống động.
Mình thấy được tia nắng đầu tiên của ngày mới phủ dần lên người. Mình thấy mây trắng bay trên bầu trời. Thấy những bước chân người xung quanh, tiếng cười nói. Thấy cả làn gió mát rượi của buổi sớm tinh mơ thổi vào từ hướng biển... Trong khi mắt mình vẫn đang nhắm...
Hóa ra khi mình nhắm mắt, tầm nhìn bị thu hẹp về con số 0, thì tâm trí sẽ mở ra với những cảm nhận và tưởng tượng đến vô tận.
Chúng ta hay có xu hướng bị kích động những cảm xúc tồi tệ vì nhìn vào biểu hiện của người đối diện. Từ cơ mặt cho đến biểu cảm cơ thể và cả ánh nhìn của người khác, tất cả lọt vào trong tầm mắt khiến cho chúng ta không thể nào không phản ứng, không giận dữ, không dùng lời lẽ để trấn áp...
Chúng ta thường nhìn nhiều hơn là nghe, để hiểu, để biết và cảm nhận rằng mình có thật sự muốn mọi việc diễn tiến theo hướng tiêu cực như thế này.
Cho đến khi hậu quả xảy ra, chúng ta mới nhắm mắt lại, nhận ra tâm trí mình vỡ òa sự hối hận...
Rất nhiều người từng nói với mình về cách quan sát, từ sự vật đến con người. Nhưng không ai trong số đó dạy mình cách lắng nghe, cách gạn lọc mọi tạp âm để nghe những thứ âm thanh mình muốn nghe nhất, từ sâu bên trong mình và cả bên trong người đối diện.
Nên mình rất mong muốn, ai đó chưa thật sự lắng nghe, hãy chịu khó lắng nghe một chút...
Hãy lắng nghe khi mình ôm ba mẹ mình vào lòng. Nghe ra những thương nhớ của ba mẹ dành cho mình, nghe ra tuổi già của ba mẹ, nghe ra mùi hương quen thuộc từ đấng sinh thành mà không có bất kỳ mùi nước hoa nào trên thế gian này sánh bằng...
Hãy lắng nghe những yêu thương mình đang có, những niềm vui trong việc mình đang làm, những lựa chọn mình đang muốn dấn thân,... để có thể bỏ qua tất cả những vội vã, ngang tàng, bất chấp,... hiểu được mình cần làm gì để chăm sóc, gìn giữ, và tận hiến.
Hãy lắng nghe mình với những tham lam vụn vặt, những đấu tranh gai góc, những vật vã tổn thương,... để có thể lược bỏ những điều tầm thường ra khỏi đời mình.
Hãy lắng nghe cả con người và thế giới xung quanh, để hiểu họ vì sao trở nên như này, hành xử như kia. Vì sao mọi thứ lại diễn ra theo cách này mà không như cách chúng ta vẫn hình dung.
Chúng ta chẳng thể can thiệp vào những điều ấy, song cần lắng nghe, để tự điều chỉnh bản năng của mình theo hướng nhẹ nhàng nhất. Để bớt đi những muộn phiền không đáng hiện diện trong tâm hồn mình.
Thế giới của ngày hôm nay đang cổ xúy cho việc nhìn nhiều hơn là nghe. Không cần đi ngược chiều với đám đông, nhưng chúng ta cần làm một động tác, là nhắm mắt lại – mỗi khi lòng có một chút bối rối, một chút hoang mang, một chút bực dọc,... để lắng nghe mình, nói với mình những điều khiến bản thân thấy vui và bình an.
Hãy để mình là một chiếc chuông gió trong cõi đời mênh mang này!
Chúng ta sống để lắng nghe là tập tản văn mới nhất của nhà thơ Nguyễn Phong Việt được viết tiếp nối theo mạch các cuốn sách trước: Chúng ta sống có vui không, Chúng ta sống là vì…
Hơn 40 bài viết trong cuốn sách này là những lát cắt cuộc sống được kể lại qua những lăng kính giàu cảm xúc: Buổi sáng hôm đó, mình nhìn thấy một bông hoa, Những đêm ngước nhìn trời, Những cái ôm, Về nhà để ba cắt tóc…
Tác giả nghiêng về quan sát những điều xuất phát từ nội tâm của mình, tập lắng nghe những rung động từ bên trong.
“Mỗi chúng ta có một hành trình sống và mục đích sống khác nhau, nhưng tôi tin ai cũng mong sống một cuộc đời tràn ngập niềm vui. Tôi cũng chỉ mới bước vài bước chân trên hành trình sống vui, và tôi hy vọng với những chia sẻ của mình, biết đâu mọi người sẽ làm được điều gì đó để cuộc sống trở nên thong dong hơn” - anh Phong Việt chia sẻ.
Ở lần ra mắt sách này, có độc giả thắc mắc rằng nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã “tạm biệt” thơ rồi chăng?
Anh Việt cho biết mình không từ bỏ thơ ca, mà chỉ muốn dành thời gian để những cảm xúc về thơ trong mình có thời gian lắng đọng và sâu sắc hơn. Trong thời gian này, anh dùng hình thức tản văn để chuyển tải những cảm xúc và góc nhìn khác về đời sống mà thơ chưa bày tỏ được.
Nói về dự định sắp tới của mình, tác giả Phong Việt bật mí: “Trước mắt tôi vẫn sẽ đi tiếp với tản văn, cho đến mùa Giáng sinh 2025 tôi mới quay lại với thơ trong một tác phẩm mới mà tôi hy vọng sẽ làm mọi người thú vị hơn với những cảm xúc mới mẻ”.
NAM KHA
*Trích từ sách Chúng ta sống để lắng nghe, NXB Trẻ
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận