img

Qua những lần được xem nghệ sĩ biểu diễn ở trường và Thảo Cầm Viên, niềm yêu thích nghệ thuật hát bội đã ngấm vào tâm hồn Vy lúc nào không hay.

Đến khi được giao làm bài tập, tình yêu ấy thôi thúc Vy chọn hát bội làm đề tài chính, “loại hình diễn xướng nghệ thuật truyền thống này có phần thể hiện về mặt sân khấu, trang phục và nhất là mặt nạ của các nhân vật tạo ấn tượng rất tốt về mặt thị giác, gợi cho mình nhiều ý tưởng sáng tạo thú vị” – Vy chia sẻ thêm.

Tìm hiểu hát bội qua con chữ - Ảnh 1.

Nhưng có lẽ vì điểm cộng nổi bật đó mà hát bội đã được rất nhiều các bạn trẻ khác chọn làm dự án sáng tạo nghệ thuật, như Vẽ về hát bội trước đây từng tạo tiếng vang lớn. Để mở hướng đi khác biệt mang đậm phong cách cá nhân, Vy đã tận dụng thế mạnh của mình ở nghệ thuật sáng tạo con chữ (Typography) sáng tạo ra một bảng chữ cái riêng về hát bội với tên gọi “Bội tự”.

Tìm hiểu hát bội qua con chữ - Ảnh 2.

Bảng chữ cái này gồm 2 phần: Phần một là Typeface (kiểu chữ) được lấy cảm hứng từ hình ảnh lông chim trĩ trên chiếc mão trong trang phục hát bội, thiết kế theo hai định dạng cơ bản là Regular (bình thường) và Italic (in nghiêng) với các nét tương phản mạnh giữa thanh – đậm và các nét móc nhọn kéo dài. Phần hai là các chữ cơ bản trong bảng chữ cái lồng ghép hình ảnh minh họa đặc trưng của hát bội.

Tìm hiểu hát bội qua con chữ - Ảnh 3.

Điều khó khăn nhất khi thực hiện dự án này chính là việc tìm tư liệu. Vy cho biết: “Khi tìm hiểu thông tin trên mạng, mình nhận ra có nhiều trang đăng nội dung, hình ảnh bị sai, nhầm lẫn giữa hát bội với kinh kịch của Trung Quốc.

Chẳng hạn, trên web miêu tả mặt nạ hát bội thường có tính chất tán màu ra để dẫn màu, chi tiết sặc sỡ, có nhiều vằn vệt từ nhiều đường nhỏ sát nhau… trong khi đó lại là nét đặc trưng của kinh kịch. Do đó, mình luôn phải so sánh tài liệu trên mạng với sách vở chính thống để không bị sai.

Mình chủ yếu tham khảo cuốn “Sổ tay hát bội” của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và “Nghệ thuật sân khấu hát bội” của tác giả Lê Văn Chiêu”.

Ngoài ra, không phải con chữ nào trong bảng chữ cái cũng đều khớp với các nét đặc trưng của hát bội, nhất là với những nguyên âm như: a, u, e… Chẳng hạn, vì không tìm được yếu tố nào cụ thể của hát bội có tên gọi bắt đầu bằng chữ A để đặt vào nên Vy ghép luôn cụm “hỷ, nộ, ái, ố” được dùng để miêu tả biểu cảm của nhân vật trên sân khấu cho phù hợp; chữ E cũng tương tự nên được ghép chung với từ “nghệ thuật”…

Tìm hiểu hát bội qua con chữ - Ảnh 4.

“Ngoài nội dung ra, cũng có những con chữ khiến mình “xoắn não” về mặt tạo hình. Như chữ R – Râu, không thể vẽ nguyên bộ râu vào trông sẽ rất phô nên mình đã dành cả buổi xem lại các đoạn trích và may mắn chọn được bộ râu đen xoắn, thể hiện tính nóng nảy, dữ dằn của nhân vật Châu Sáng trong Châu Sáng qua sông để phác hoạ. Hay chữ U – Ước lệ khá mông lung, rất khó cảm nhận về mặt thị giác nên mình đã cụ thể hoá bằng hình tượng ông Nhật – bà Nguyệt trong Nhật Nguyệt bát thiên vương” – Vy bật mí.

Tìm hiểu hát bội qua con chữ - Ảnh 5.

Sau khi chia sẻ trên trang cá nhân, “Bội tự” đã thu hút các bạn trẻ quan tâm và dành nhiều lời khen ngợi. Vy hào hứng kể: “Trong đó, comment của bạn Chann chia sẻ rằng nhờ xem ‘Bội tự’ mà bạn ấy được truyền cảm hứng và tháo gỡ một số nút thắt về kiến thức, cách thể hiện ý tưởng còn đang vướng… khiến mình rất vui và hạnh phúc! Vì dự án của mình cũng đã góp được phần nào vào việc đưa hát bội đến gần hơn với các bạn trẻ”.

Tìm hiểu hát bội qua con chữ - Ảnh 6.


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Lễ ra trường nhiều cảm xúc của 'thế hệ tiên phong' Minh Khai

    Lễ ra trường nhiều cảm xúc của 'thế hệ tiên phong' Minh Khai

    Tối 28-5, khuôn viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai diễn ra Lễ Tri ân - trưởng thành dành cho học sinh khối 12.

    Cô giáo phát biểu trong lễ trưởng thành: 'Học sinh gọi tôi là má, mẫu hậu...'

    Cô giáo phát biểu trong lễ trưởng thành: 'Học sinh gọi tôi là má, mẫu hậu...'

    Tối 27-5, Trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm (quận 5, TP.HCM) tổ chức chương trình K24 - Tri ân và trưởng thành với chủ đề Vươn mình.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cơm hộp

    Truyện ngắn Mực Tím: Cơm hộp

    Mẹ ngồi trên giường, còn Vy ngồi ghế cạnh giường mẹ. Trò chuyện cùng mẹ, Vy thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng. Chưa bao giờ Vy thấy mình gần mẹ đến vậy. Vy nhất định phải phấn đấu để mai này mẹ không còn phải ăn cơm hộp cũ nữa.

    Truyện ngắn Mực Tím: Xanh và rất xanh

    Truyện ngắn Mực Tím: Xanh và rất xanh

    Con làm gì cũng được, miễn con hạnh phúc là được rồi. Đây không phải là câu trả lời mà dì Quỳnh mong đợi, nhưng là điều mà Quỳnh muốn thể hiện từ lâu.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cùng nhau ngắm sao trời

    Truyện ngắn Mực Tím: Cùng nhau ngắm sao trời

    Quên mất nỗi bực tức, tôi nôn nóng nhặt lên mở ra xem. Những nét chữ thanh mảnh Oanh viết rất ngay ngắn, màu mực đã phai nhưng vẫn còn nhìn rõ. Tối hôm ấy, mình đã cầu nguyện với những ngôi sao là sẽ luôn được cùng cậu nhìn ngắm bầu trời.

    Truyện ngắn Mực Tím: Cây bàng kể chuyện

    Truyện ngắn Mực Tím: Cây bàng kể chuyện

    Ôi giọng nói này... tôi mở mắt thật to dòm cho kỹ. Người phụ nữ dáng người mảnh khảnh tự tin, rất lạ, nhưng rồi lại rất quen. Đúng rồi, chính nụ cười là điều tôi cảm thấy đẹp nhất trên khuôn mặt Hột Mít. Chính là Hột Mít của tôi rồi. Con về thăm người cha này đấy ư?

    Chò giấy bay rợp trời, teen THPT Gia Định lưu luyến trong tiết học cuối cùng nhiều cảm xúc

    Chò giấy bay rợp trời, teen THPT Gia Định lưu luyến trong tiết học cuối cùng nhiều cảm xúc

    Hôm nay, 23-5, là ngày đi học cuối cùng trong hơn 1.000 ngày thanh xuân của teen khối 12 Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

    Truyện ngắn Mực Tím: Những cái ôm không cần chạm vào nhau

    Truyện ngắn Mực Tím: Những cái ôm không cần chạm vào nhau

    "Ở cùng" là động từ có thể vượt ra khỏi ý niệm về thời gian và không gian. Ngẫm lại thì chúng tôi đã "ở cùng" nhau qua các đoạn hội thoại trực tuyến cho đến buổi dọn dẹp, ăn uống và thư giãn như hôm nay.

    Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM

    Giải Lê Quý Đôn: Dấu ấn đặc biệt của ngành giáo dục TP.HCM

    Đó là đánh giá của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về Giải Lê Quý Đôn - sân chơi học tập truyền thống quen thuộc của học sinh TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam.

    Truyện ngắn Mực Tím: Công viên Mặt Trời

    Truyện ngắn Mực Tím: Công viên Mặt Trời

    Tháng năm... khi mùa hè tới, bầu trời quang đãng ít mây, nhất định chúng mình sẽ đi công viên Mặt Trời. Rồi mình sẽ lại được cùng ngắm nhìn thành phố từ trên cao, cùng nắm tay nhau, và cùng nhau đắm chìm vào khung cảnh lãng mạn ấy, một lần nữa.