img

Lịch sử, văn hoá truyền thống Việt Nam là một nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thực hiện các sản phẩm sáng tạo.

Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên này sao cho hiệu quả, góp phần tôn vinh giá trị Việt thì vẫn là một bài toán khó… Rất nhiều gợi ý đã được các bạn gen Z chia sẻ trong buổi workshop “Sáng tạo với chất Việt”

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 2.

Đó là lời chia sẻ của bạn Triều Giang (dự án Gánh hát lưu diễn muôn phương) trước ý kiến cho rằng lí do các dự án sáng tạo nở rộ như hiện nay là vì có nhiều bạn trẻ thờ ơ với lịch sử, văn hoá Việt Nam.

“Theo mình thì giới trẻ không có lãng quên lịch sử, văn hoá mà chỉ là họ chưa có sự định hướng phù hợp và các sản phẩm mang tính thời đại” – Giang cho biết.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 3.


Nam Du (dự án Sử Talk) cũng đồng tình với ý kiến này: “Ở góc độ của một người làm trong ngành marketing, mình thấy nếu thị trường không có nhu cầu thì sản phẩm sẽ không được đón nhận. Do đó, các dự án tụi mình thực hiện đều xuất phát từ mong muốn của người trẻ có thêm cách thức tiếp cận lịch sử, văn hoá một cách sáng tạo, thú vị hơn”.


Nhóm của bạn Triều Giang đã thực hiện cuốn sách artbook Gánh hát lưu diễn muôn phương – giới thiệu các loại hình diễn xướng dân gian của các dân tộc ở khắp đất nước Việt Nam. Còn Nam Du cùng các cộng sự thực hiện bộ thẻ thông điệp, luận về truyện Kiều theo một cách thức mới mẻ và đầy sáng tạo. Bạn Phương Vy lấy cảm hứng từ hát bội để thực hiện bộ chữ “Bội Tự” được mọi người đón nhận nhiệt tình.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 4.

Các khách mời đang chia sẻ quan điểm của mình.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 5.

Khó khăn mà các bạn trẻ thường gặp trong quá trình thực hiện dự án chính là sự thiếu hụt tư liệu chính thống, dẫn đến nhiều tình huống nhầm lẫn, hiểu sai khi sử dụng các thông tin trên mạng.

Bạn Phương Vy (dự án Bội tự) chia sẻ: “Khi tìm hiểu thông tin trên mạng, mình nhận ra có nhiều trang đăng nội dung, hình ảnh bị sai, nhầm lẫn giữa hát bội với kinh kịch của Trung Quốc.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 6.

Chẳng hạn, trên web miêu tả mặt nạ hát bội thường có tính chất tán màu ra để dẫn màu, chi tiết sặc sỡ, có nhiều vằn vệt từ nhiều đường nhỏ sát nhau… trong khi đó lại là nét đặc trưng của kinh kịch. Do đó, mình luôn phải so sánh tài liệu trên mạng với sách vở chính thống để không bị sai.

Mình chủ yếu tham khảo cuốn “Sổ tay hát bội” của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và “Nghệ thuật sân khấu hát bội” của tác giả Lê Văn Chiêu”.

Nhóm của bạn Triều Giang cũng gặp tình huống tương tự: “Khi vẽ đến loại hình hát dô, bạn hoạ sĩ “khóc ròng” vì không có đủ tư liệu để tham khảo, muốn đi khảo sát thực tế cũng không được vì thường theo chu kì 36 năm các nghệ nhân mới tổ chức trình diễn một lần. Dựa vào một vài hình ảnh tư liệu trắng đen ít ỏi, lại còn bị vỡ nét, bạn hoạ sĩ đã phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần mới ra được bản minh hoạ tốt nhất”.

Hay khi nói đến cải lương, lúc đầu nhóm của Giang tính chia thành 2 loại hình là cải lương tuồng cổ và cải lương xã hội. Nhưng đến sát ngày in sách, một chuyên gia đã góp ý nên gom các loại hình cải lương lại thành một, vì việc chia nhánh như trên chỉ là một quan điểm và vẫn còn nhiều tranh luận chưa ngã ngũ. Thế là nhóm phải tức tốc tìm tư liệu, vẽ bổ sung thêm loại hình diễn xướng truyền thống khác cho đủ số lượng theo kế hoạch.


Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 7.


Theo Nam Du thì các nhóm còn phải đối mặt với một thử thách khác cũng chông gai không kém đó là: “Mọi người rất hào hứng chờ đón các sản phẩm mang đậm màu sắc Việt Nam nhưng không có nghĩa là họ sẽ dễ dàng chấp nhận các sản phẩm khác với sự tưởng tượng, hình dung đang có trong đầu của mình”.


Do đó, khi thực hiện dự án, các nhóm cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, thực hiện khảo sát, thử nghiệm nhiều lần… để xem sản phẩm của mình có khớp với sự hình dung của mọi người hay không. “Còn nếu bạn nhất quyết tung sản phẩm ra mà không cần quan tâm đến việc có phù hợp với cộng đồng hay không thì đó là sự thể hiện thiếu tôn trọng với người đón nhận sản phẩm” – Nam Du nhấn mạnh.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 8.

Trong buổi giao lưu, một bạn đã đặt vấn đề cho các khách mời là liệu rằng việc áp dụng hình thức thể hiện hiện đại, thậm chí mang đậm tính Tây phương (như tạo ra boardgame) có khiến người dùng quên đi yếu tố Việt Nam trong sản phẩm hay không? Cả ba diễn giả có cùng ý kiến rằng “chất Việt” đã nằm sẵn trong tâm thức của mỗi người nên việc áp dụng phương thức tiếp cận hiện đại chỉ nhằm giúp khơi gợi, tôn vinh các giá trị ấy lên, mài dũa cho viên ngọc thêm sáng bóng mà thôi.

Bên cạnh đó, các diễn giả cũng nhắn nhủ khi thực hiện dự án sáng tạo từ lịch sử, văn hoá Việt Nam thì không nên khẳng định hay đưa ra một tuyên ngôn lớn lao nào đó. Bởi vì mỗi người sẽ có một cách đón nhận sản phẩm khác nhau, hãy trao cho cộng đồng việc đánh giá, sử dụng, cảm nhận sản phẩm sẽ tốt hơn.

Nếu cần thì các nhóm chỉ nên giới thiệu sản phẩm một cách sát sườn nhất, chẳng hạn bộ chữ Bội Tự là một bài đồ án cá nhân ở trường, còn việc nó có trở thành bộ chữ trang trí độc đáo, tài liệu quảng bá du lịch… hay không thì tuỳ vào lối suy nghĩ, cách sử dụng của mọi người. Khi đó, sự sáng tạo mới được nối kết, lan toả trong cộng đồng, giúp làm tăng giá trị và tính hiệu quả của dự án.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 9.

Sản phẩm của các diễn giả thực hiện.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 10.

Sản phẩm của các diễn giả thực hiện.

Sáng tạo với chất Việt - Ảnh 11.

Diễn giả chụp hình lưu niệm cùng các bạn tham gia workshop.

Và một sản phẩm tốt thì tự động sẽ có câu chuyện hay để truyền thông, gợi sự tò mò, thu hút cộng đồng. Đừng cố gắng tạo “drama” chỉ khiến dự án của bạn trở nên… tai tiếng hơn mà thôi. Do đó, cứ tập trung làm sản phẩm thật tốt, ắt sẽ gặt hái được thành công.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Truyện ngắn: Chỉ là bạn thân thôi!

    Truyện ngắn: Chỉ là bạn thân thôi!

    Bởi vì lúc câu chuyện được kể đến đây, có hai biến chuyển đã xảy ra. Biến chuyển thứ nhất là: Trâm vừa mạnh dạn đăng ký ngôi trường yêu thích "Đại học Dược Hà Nội" làm nguyện vọng một. Còn biến chuyển thứ hai là: mối quan hệ giữa Trâm và Việt thực sự có bước tiến mới.

    Bộ sưu tập cặp đi học độc lạ của Trường THPT Võ Văn Kiệt vào ngày thứ 5 hạnh phúc

    Bộ sưu tập cặp đi học độc lạ của Trường THPT Võ Văn Kiệt vào ngày thứ 5 hạnh phúc

    Teen Trường THPT Võ Văn Kiệt đã có nhiều ý kiến sáng tạo, hài hước để thay thế chiếc cặp truyền thống trong Ngày thứ 5 hạnh phúc tại trường.

    Ngày thứ 5 hạnh phúc của teen Trường THPT Võ Văn Kiệt

    Ngày thứ 5 hạnh phúc của teen Trường THPT Võ Văn Kiệt

    Teen Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8) đã có một "ngày thứ 5 hạnh phúc" với trải nghiệm không mặc đồng phục và không mang cặp sách đi học.

    Mê mẩn vẻ đẹp của hoa bằng lăng qua ống kính của chàng trai gen Z

    Mê mẩn vẻ đẹp của hoa bằng lăng qua ống kính của chàng trai gen Z

    Cứ vào độ giữa cuối tháng tư, những cây hoa bằng lăng trên tuyến đường quốc lộ 80 thuộc thị trấn Lấp Vò (Đồng Tháp) lại có dịp khoe sắc.

    Truyện ngắn Mực Tím: Bên cạnh cậu, my dear!

    Truyện ngắn Mực Tím: Bên cạnh cậu, my dear!

    Chợt tôi nghĩ đến một bài hát về chuyến tàu thanh xuân của IU, bài hát ấy có thông điệp thế này: "Mùa xuân tuy ngắn ngủi nhưng rồi sẽ quay trở lại".

    Truyện ngắn Mực Tím: Gió theo lối gió, mây đường mây

    Truyện ngắn Mực Tím: Gió theo lối gió, mây đường mây

    Gió theo lối gió, mây đường mây. Rồi một ngày ở trời Tây xa lắc ấy, cơn gió kia vì phải lòng đám mây lang thang mà vượt biển quay lại, đẩy đám mây theo chân cùng mình rong ruổi khắp đất trời.

    Truyện ngắn Mực Tím: Đừng nói tạm biệt

    Truyện ngắn Mực Tím: Đừng nói tạm biệt

    Bởi với mình, bán đảo không chỉ đơn thuần là bán đảo, vì bán đảo có cậu. Chưa nói gì đến việc ra bán đảo, chỉ nghĩ đến hai chữ bán đảo thôi là mình đã bắt đầu nhớ cậu rồi.

    Truyện ngắn Mực Tím: Tiệm trà ở thiên đường

    Truyện ngắn Mực Tím: Tiệm trà ở thiên đường

    Hình như em ở trong tâm trí anh thì phải, ngay từ những ngày đầu gặp gỡ. Anh không chắc nữa nhưng khi em đi rồi, anh thấy nhớ nhớ thế nào ấy.

    Truyện ngắn Mực Tím: Hoa hồng ửng nắng

    Truyện ngắn Mực Tím: Hoa hồng ửng nắng

    Sáng hôm sau, Giang rất bất ngờ khi biết tin người mình thích từ nay sẽ sang phụ đạo học tập. Trái tim cô đập liên hồi, muốn chối từ nhưng lại sợ mất cơ hội đặc biệt này.

    Truyện ngắn Mực Tím: Lời nhắn dành cho mây xốp trắng

    Truyện ngắn Mực Tím: Lời nhắn dành cho mây xốp trắng

    Tôi nhận lấy cây kẹo bông trên tay Tuấn. Hai má cậu ấy đỏ ửng. Sau lưng cậu, khoảng trời xanh lơ có vài đám mây trắng bồng bềnh trôi qua. Tự nhiên tôi cảm thấy, ừm, được gọi là mây xốp trắng nghe cũng đáng yêu, nhỉ?