img
Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 1.

Từ hình ảnh gợi ý của BTC: Chiếc lon sữa cột dây, có đựng một lá thư nhỏ; dĩa cơm tấm ăn kèm kim chi... các bạn đã nhanh chóng tìm ra địa điểm đầu tiên cần đến và cùng nhau lên đường khám phá.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 2.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 3.

Căn nhà gỗ có từ những năm 1940 từng là nơi bán cà phê, cơm tấm của vợ chồng ông Đỗ Miễn và vợ - bà Nguyễn Thị Sự. Từ đó, quán có tên Đỗ Phủ, mang ý nghĩa là phủ (nhà) của họ Đỗ.

Ít ai ngờ rằng quán Đỗ Phủ trước năm 1975 lại là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Nơi đây được dùng làm nơi trú ẩn, giao liên, hội họp, giao nhận thư từ, tài liệu mật, nuôi giấu cán bộ... dưới sự quản lý của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (còn gọi là Năm Lai).

Khi lên gác trên, bạn sẽ thấy vách tường nhà 113A Đặng Dung (quận 1, TP.HCM) là một hầm nổi, cất giấu tài liệu, mật thư... đựng trong các lon guigoz, có miếng ván gỗ đậy che lại.

Các chiến sĩ Biệt động cần đọc đúng mật mã, ám hiệu để lấy đúng mật thư trong chiếc lon đã được đánh dấu sẵn. Nếu lấy nhầm có thể bị lộ thông tin hoặc cản trở đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ, vì liên lạc thời ấy khá thô sơ, không nhanh và tiện như bây giờ.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 4.

Bạn Thanh Trúc (THPT Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú) đang kéo lon guigoz lên để lấy mật thư.

Tủ quần áo kế bên chính là nơi ngụy trang, che giấu căn hầm bí mật. Khi “có biến”, các chiến sĩ Biệt Động sẽ chui vào tủ, cậy tấm ván đáy tủ lên và thoát ra ngoài bằng đường bí mật ra các đường Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Nguyễn, Hai Bà Trưng.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 5.

Bạn Minh Uyên (THTH ĐHSP, quận 5) leo xuống hầm nổi trong tủ quần áo.

Các bạn tranh thủ nạp năng lượng với hai món đặc trưng của quán: cơm tấm Đại Hàn và cà phê bơ Pháp trước khi lên đường khám phá “kho báu” thứ 2 nè!

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 6.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 7.

Cùng với quán ăn Đỗ Phủ, căn nhà số 287/72 đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM) cũng là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Ngôi nhà gồm ba tầng, có hệ thống hầm kiên cố, lối đi xuống được ngụy trang dưới các viên gạch bông và kết nối với hầm nổi ở tầng 2 của căn nhà.

Từ những năm 1960, lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai cùng những người thợ tin cậy của mình đã đào hầm giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào.

Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng các tông chuyển lên xe hơi đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2.

Hầm dài hơn 10 m, cao 2,5 m, được trát xi măng dày để chống thấm. Hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước, kích thước vừa một người chui để thoát hiểm.

Từ năm 1966 tới 1968, gần 2 tấn vũ khí như súng, bộc phá, kíp nổ, súng ngắn, lựu đạn, đạn các loại... được chuyển tới hầm để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân. Những chiếc hộp sắt, thùng gỗ cất vũ khí vẫn còn được trưng bày trong hầm.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 8.

Từng bạn leo xuống khám phá hầm ém trú quân nằm ngay giữa nhà!

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 9.

Teen đang nghe anh hướng dẫn viên giới thiệu về căn hầm.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 10.

Sau khi tìm được 2 “kho báu” dưới lòng thành phố, các bạn teen đã được nhận món quà bất ngờ: tham gia workshop thiết kế zine (tạp chí mini) do chị Ngọc Sương (sáng lập Lộn Xộn Studio) hướng dẫn.

Lấy ý tưởng từ căn hầm dưới lòng đất của Biệt động Sài Gòn, các bạn ấy chọn tên tạp chí của mình là “Ẩn” và sắp xếp vào từng trang giấy những kiến thức lịch sử thú vị mà mình đã khám phá và học hỏi được.

Đặc biệt, những hình ảnh các bạn chụp làm tư liệu được chuyển vào group chat và đem đi in liền “cho nóng” để có thêm chất liệu sáng tạo tạp chí mini bắt mắt, hấp dẫn hơn. Một cách ứng dụng công nghệ 4.0 rất thú vị phải không?




Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 11.

Chị Ngọc Sương (sáng lập Lộn Xộn Studio - bìa phải) hướng dẫn teen cách làm zine.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 12.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 13.

Tuy không nằm dưới lòng đất như hầm ém trú quân, hầm chứa vũ khí nhưng nhà truyền thống nằm trong khuôn viên của gia đình bà Sáu Hồng (tên thật là Ngô Thị Cẩm Hương, cán bộ hậu cần Thành Đoàn) ở Thủ Đức lại là một “kho báu” đặc biệt vì lưu giữ các di vật, di ảnh của những người trong nhà từng tham gia hoạt động cách mạng.

Bà Sáu Hồng năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in quá trình tham gia Ban Hậu cần ở tuổi mười tám, đôi mươi.

“Sau khi ở với má Sáu Hòa (trưởng ban giao liên và hậu cần nội thành Sài Gòn) và học hỏi kinh nghiệm giao liên được một năm, tôi chuyển về nhà một cơ sở ở Trảng Bàng, Tây Ninh và nhận nhiệm vụ vận chuyển 6 lu thuốc nổ TNT vào nội thành. Mỗi tối, có người mang đến hai sọt “đặc biệt” to cỡ vòng ôm, có hai đáy, đáy trên cách đáy dưới 10 cm.

Phần rỗng ở giữa được dùng để chứa thuốc nổ TNT và dây cháy chậm, sau đó cài đáy trên lên rồi sắp củ cải trắng vô đầy sọt. Củ cải nặng, địch có bợ lên cũng khó mà biết được có vũ khí bên trong. Hằng ngày, tôi gánh hai sọt củ cải lên Sài Gòn bán cho các đồng chí mình tại “điểm hẹn”.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 14.

Teen lắng nghe bà Sáu Hồng (áo đen) kể chuyện lịch sử.

Cũng theo cách thức đó, đầu năm 1967, bà Sáu Hồng được giao nhiệm vụ chuyển vũ khí từ Củ Chi vào khu vực Bảy Hiền. “Không chỉ có sọt rau cải chứa vũ khí, tôi cùng anh tài xế khi đó còn cất giấu 10 ký thuốc nổ TNT, 10 cây súng K54, 2 cây súng AK... dưới mỗi băng ghế dài của xe lam” - bà vừa kể, vừa giở băng ghế chiếc xe lên. Các bạn teen ồ lên vì thấy lịch sử thật sống động ngay trước mắt.

“Muốn qua mắt địch thì mình phải ứng xử linh hoạt, như tôi thường mang theo vài nải chuối chín, bịch trái cây ngon... Thấy địch đi vòng quanh xe dò xét thì mình xởi lởi, tặng luôn cho tụi lính để làm quen và đánh lạc hướng chúng. Rồi ngày thường mình bán rau củ nhưng đến Tết thì phải bán hoa mai mới không bị nghi ngờ” - bà Hồng kể.

Và vào dịp Tết Mậu Thân 1968, bà Hồng đã bán được mấy chuyến mai suôn sẻ. Ít ai biết được dưới gốc mai của bà chứa súng, lựu đạn, thuốc nổ... đã được chuyển vào các kho chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn an toàn.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 16.

Đây là băng ghế trên chiếc xe lam mà bà Sáu Hồng từng giấu vũ khí, vận chuyển vào kho của Biệt động Sài Gòn, chuẩn bị cho trận Tết Mậu Thân năm 1968.

Sau phi vụ bán mai, bà Sáu Hồng còn đi mua lá dong ở chợ Ông Tạ để dễ cuốn bọc súng AK (đã xếp báng) và hai băng đạn, đến ngã tư Bảy Hiền giao cho người của mình khi đó đóng vai sinh viên, chú xe ôm...

“Ngoài đặc điểm nhận dạng về trang phục, chúng tôi còn nhận ra nhau thông qua ám hiệu tròn mười. Tức là khi tôi hỏi “chú Sáu đi đâu đó”, người kia phải trả lời “tôi đi chợ đó chị Tư” (4+6=10) thì mới đúng. Nhờ đó, tôi đã dẫn trót lọt hơn chục người của mình đến chỗ lấy vũ khí chuẩn bị cho cuộc tiến công Tết Mậu Thân”.

Và cứ như thế, bà Sáu Hồng cùng các cô chú khác trong Ban Hậu cần trực thuộc Ban Quân sự Thành Đoàn đã rất can đảm, mưu trí để có thể vận chuyển hàng tấn vũ khí từ những vùng giải phóng ven đô vào các kho bí mật ở nội thành để sử dụng trong giờ G trong giai đoạn từ năm 1965 đến 1973.

Kho báu dưới lòng thành phố- Ảnh 17.

Chúng mình chụp hình lưu niệm cùng bà Sáu Hồng trước nhà truyền thống nằm trong khuôn viên của gia đình.


NAM KHA
NGỌC THẠCH


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Đây là điểm check-in hot nhất TP.HCM trước thềm 30-4

    Đây là điểm check-in hot nhất TP.HCM trước thềm 30-4

    Công viên bến Bạch Đằng (quận 1) - nơi đặt 15 khẩu pháo lễ chuẩn bị cho đại lễ 30-4 - chính là điểm check-in hot nhất lúc này.

    Sinh viên Lào, Campuchia đón Tết cổ truyền ấm áp tại Việt Nam

    Sinh viên Lào, Campuchia đón Tết cổ truyền ấm áp tại Việt Nam

    Tối 15-4, sinh viên Lào, Campuchia cùng đón Tết cổ truyền tại Ký túc xá sinh viên Lào trong không khí ấm áp, thân tình.

    Có một thủy cung giữa lòng phố cổ Hà Nội

    Có một thủy cung giữa lòng phố cổ Hà Nội

    Đúng 6h tối phố lên đèn, con đường vòm trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật trở lên khác lạ, lung linh. Cả một thủy cung thu nhỏ với cá kiếm, cá voi, sao biển… hiện ra ngay trước mắt.

    Truyện ngắn Mực Tím: Lựa chọn của mưa

    Truyện ngắn Mực Tím: Lựa chọn của mưa

    Sáng sớm, khi tôi bước đi trên con đường đọng nước mưa đêm qua thì bất chợt trông thấy một dáng người nhỏ nhắn đang không ngừng vẫy tay về phía mình.

    Truyện ngắn Mực Tím: Sẽ gặp cậu ở đó...

    Truyện ngắn Mực Tím: Sẽ gặp cậu ở đó...

    Tấm hình rơi xuống tay G. Cậu ngắm nhìn nó như thể chẳng nhận ra chính mình trong đó. Phía dưới tấm ảnh là một vài dòng tôi đã ghi chép lại khi chụp tấm hình này. Bất chấp suy nghĩ tôi sẽ quên G. và ký ức đẹp về cậu.

    Truyện ngắn Mực Tím: Dưới ánh hoàng hôn

    Truyện ngắn Mực Tím: Dưới ánh hoàng hôn

    Gió thoảng qua, mang theo mùi nắng, mùi cỏ, và cả chút gì đó khiến lòng tôi xao xuyến. Mọi thứ trở nên chậm rãi, như cách mà Phan vụng về nắm lấy tay tôi.

    Truyện ngắn Mực Tím: Trên cao là bầu trời xanh ngắt

    Truyện ngắn Mực Tím: Trên cao là bầu trời xanh ngắt

    Bữa cơm tiếp tục. Ba mẹ kể chuyện ở nhà máy nơi hai người làm việc, rồi mấy chuyện ở quê lúc anh Đan vắng nhà. Gia đình bốn người nói cười vui vẻ. Căn bếp nhỏ bỗng trở nên ấm cúng lạ thường, mọi lo âu chuyện tốt nghiệp biến đi đâu chẳng biết.

    Người dân đội nắng đến bến Bạch Đằng check-in cùng dàn pháo lễ

    Người dân đội nắng đến bến Bạch Đằng check-in cùng dàn pháo lễ

    Sáng 9-4, đông đảo người dân TP.HCM và du khách từ các nơi đến bến Bạch Đằng (quận 1) check-in cùng dàn pháo lễ.

    TP.HCM long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

    TP.HCM long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

    Sáng 7-4 (10-3 âm lịch), TP.HCM long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng (TP Thủ Đức).

    Sôi nổi hội quân chiến dịch Em là chiến sĩ Giải phóng quân Thành phố Bác Hồ

    Sôi nổi hội quân chiến dịch Em là chiến sĩ Giải phóng quân Thành phố Bác Hồ

    Sáng 6-4, tại Công viên văn hóa Đầm Sen, đông đảo đội viên đã cùng tham gia hội quân chiến dịch "Em là chiến sĩ Giải phóng quân Thành phố Bác Hồ".