Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cô bạn An Giang này có dáng vẻ nhỏ nhắn, đón chúng tôi bằng nụ cười thật tươi. Vừa trò chuyện, bạn vừa tranh thủ rửa đống chén dĩa. Bầy ngỗng và bầy thỏ nuôi bên hiên nhà cũng nhanh chóng được cô bạn cho ăn. Có lẽ đây là công việc hằng ngày nên Lam làm rất nhanh, như được lập trình.
Đi vòng quanh nhà Lam, chúng tôi thấy khó hiểu vì căn nhà không được xây theo một cấu trúc cụ thể nào. Bạn cho biết, do khó khăn nên có tiền đến đâu thì xây đến đấy. Điều làm chúng tôi ấn tượng nhất là chỗ Lam ngủ suốt mấy năm qua.
Căn phòng không có giường cũng chẳng có đèn, được dựng vách tạm bợ ngay chân cầu thang. Cửa vào phòng chỉ khoảng 1 mét, nên mỗi buổi sáng - tối, cô bạn phải cúi thấp người để chui ra chui vào.
“Mình chưa dám nghĩ tới việc sẽ có một căn phòng cho riêng mình. Vì giờ phải lo cho cái ăn, cái mặc trước rồi mới nghĩ tới những thứ còn lại”, Lam chia sẻ.
Mồ côi cha, mẹ đã bỏ đi, sau Lam còn một em gái vừa lên lớp 2. Thời điểm đầu năm học, cùng với niềm phấn khởi được đến trường thì Lam có nhiều nỗi lo lắng hơn. Bên cạnh bà ngoại đã ngoài 60 tuổi hiện buôn bán đồ nhựa ở chợ thì Lam cũng là trụ cột trong nhà.
Mỗi ngày, Lam làm thêm phục vụ ở quán cà phê từ 12h đến 18h, sau đó là công việc rửa chén cho quán nhậu đến 10h30. Một ngày “chạy” hai việc, bạn kiếm được khoảng 150 ngàn đồng.
Ngay từ khi lớp 6, Lam đã chủ động đi làm thêm để bà ngoại đỡ vất vả. Ngoài ra, bạn còn làm hết các công việc nhà và phụ bà bán khi có thời gian rảnh.
Vừa học vừa làm, Lam chỉ ngủ 5-6 tiếng mỗi ngày. Hôm nào nhiều bài, bạn sẽ cố thức khuya một chút, thời gian ngủ lại ít hơn.
Khi hỏi cách nào cân bằng giữa thời gian học và làm, Lam cho biết bạn đi làm để phục vụ cho việc đi học, nên sẽ luôn ưu tiên học hơn hết. Hôm nào mệt quá, bạn xin phép được vào làm trễ một chút. Chủ hiểu hoàn cảnh nên cũng thông cảm cho Lam.
Ở độ tuổi 17 đáng lẽ phải được sống vô tư, được tạo điều kiện học tập, phát triển thì Lam lại mang trong mình nhiều trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với em gái, với bà ngoại và cả tương lai của mình.
“Mình cũng mệt chứ, nhưng không bỏ cuộc được, vì còn em của mình nữa. Tương lai mình muốn cho em được học hành đàng hoàng, có công việc ổn định. Ngoại cũng lớn tuổi rồi, giờ mình bỏ ngang thì tiền đâu lo cho gia đình”, Lam ngậm ngùi.
Nỗi sợ lớn nhất hiện tại của Lam là không được tiếp tục đến trường, nên dù có khó khăn cỡ nào bạn cũng cố gắng. Ước mơ của Lam là được trở thành giáo viên dạy Toán.
“Nếu sau này học sinh cũng giống hoàn cảnh của mình thì biết đâu mình sẽ giúp đỡ lại được các em”, cô bạn chia sẻ.
Lam cho biết: “Món quà ý nghĩa nhất bạn được nhận đến hiện tại là những lời động viên, những cái ôm, lời khuyên từ bạn bè cùng lớp khi biết hoàn cảnh của mình”. Lớn lên thiếu vắng sự quan tâm từ cha mẹ, được sự động viên về mặt tinh thần luôn là điều rất đặc biệt với cô bạn.
Năm 2024, quỹ học bổng Vì tương lai Việt Nam trao tặng 200 suất cho học trò vượt khó học tốt ở 5 tỉnh: Thanh Hóa, Gia Lai, Bình Phước, Kiên Giang và An Giang, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.
Chương trình tại An Giang và Kiên Giang sẽ diễn ra ngày 20- 21/9/2024, Mực Tím sẽ trao tặng 40 suất học bổng mỗi tỉnh.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận